ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Lượng khí thải thế giới 2019 tăng khủng khiếp, phá vỡ mức kỷ lục 2018

Khí thải toàn cầu năm 2019 được dự báo sẽ đạt mức 36,8 tỷ tấn carbon dioxide (CO2), lập nên một kỷ lục cao mới.

08/12/2019 06:53

Kết quả đáng ngại trên cho thấy lượng khí thải đã tăng 62% kể từ khi quốc tế bắt đầu các cuộc đàm phán về khí hậu vào năm 1990 để giải quyết vấn đề này.

luong khi thai the gioi 2019 tang khung khiep, pha vo muc ky luc 2018 hinh 1
Khí thải từ hoạt động công nghiệp của con người. Ảnh: New Atlas.

Các con số trên được cung cấp trong Dự án Carbon Toàn cầu được công bố mới đây (vào ngày 4/12/2019).

Đào sâu vào các con số này thì thấy có một chút điểm sáng. Mặc dù tổng khí carbon thải ra tiếp tục tăng, tốc độ gia tăng đã thấp đi 2/3 so với hai năm trước. Động lực cho sự gia tăng chậm này là sự cắt giảm lượng khí phát thải do đốt than, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu, trong khi năng lượng tái tạo được dùng ngày càng nhiều trên thế giới.

Tuy nhiên sự suy giảm này lại bắt nguồn từ một điều không hay cho lắm... là nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.

Một mối quan ngại lớn khác là xu hướng gia tăng khí thải từ dầu mỏ và khí tự nhiên.

Than vẫn ngự trị nhưng vị trí đã suy yếu nhiều

Việc đốt than vẫn là nguyên nhân chính tạo ra khí thải CO2. Than chịu trách nhiệm về 40% tất cả các khí thải từ nhiên liệu hóa thạch trong năm 2018, kế đó là dầu mỏ (34%), và khí tự nhiên (20%). Khí thải từ than đạt đến cấp độ cao nhất vào năm 2012 và vẫn cao gần bằng ngưỡng này kể từ năm đó.

Khí thải từ than đã giảm trung bình 0,5% trong 5 năm qua cho tới năm 2018. Năm 2019, dự báo khí CO2 từ than trên toàn cầu sẽ giảm khoảng 9,9%. Sự suy giảm này có được là nhờ mức giảm thải 10% ở cả Mỹ và Liên minh châu Âu và mức tăng yếu ở Trung Quốc (0,8%) và Ấn Độ (2%).

Mỹ đã công bố đóng cửa hơn 500 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than trong thập kỷ qua, trong khi ngành điện nước Anh đã giảm việc sản xuất điện dựa vào than từ mức 40% vào năm 2012 xuống 5% vào năm 2018.

Hiện nay khí thải từ than có tăng nữa hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ sử dụng than ở Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên khả năng tăng mạnh trở lại là không cao.

Mối nguy hiểm mới: Sử dụng dầu và khí tự nhiên tăng mạnh

Khí thải CO2 từ dầu mỏ và khí tự nhiên đã tăng đặc biệt mạnh trong nhiều thập kỷ và không có dấu hiệu suy giảm. Giữa 2 sản phẩm này có một chút khác biệt. Khí thải từ dầu đã tăng tương đối ổn định trong thập kỷ qua, ở mức 1,4% một năm, còn khí thải từ khí tự nhiên đã tăng nhanh gần như gấp đôi, với tốc độ 2,4% một năm và được ước tính sẽ tăng lên mức 2,6% vào cuối năm 2019. Khí tự nhiên là nhân tố lớn nhất đóng góp vào sự tăng phát thải khí CO2 toàn cầu năm nay (2019).

Sự gia tăng mức độ tiêu thụ khí tự nhiên là do nhiều nguyên nhân. Các phương pháp mới, “phi thông thường” trong khai thác khí tự nhiên ở Mỹ đã làm gia tăng sản lượng. Sự gia tăng này đã thay thế một phần cho nguồn than dùng để sản xuất điện.

Ở Nhật Bản, khí tự nhiên đang lấp vào khoảng trống do điện hạt nhân tạo ra sau thảm họa nhà máy hạt nhân Fukushima. Ở phần lớn các khu vực còn lại của thế giới, năng lực mới về khí tự nhiên đang chủ yếu đáp ứng nhu cầu mới về năng lượng.

Mặt khác, khí thải từ dầu lại xuất phát phần lớn từ khu vực vận tải đang tăng trưởng nhanh chóng. Điều này đang gia tăng cả trên bộ, trên biển và trên không, nhưng chủ yếu là do phương tiện vận tải trên bộ.

Ở Australia, phát thải do các nguồn than đá đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua nhưng phát thải từ dầu và khí tự nhiên đã gia tăng nhanh chóng và lại làm tăng tốc độ tăng khí thải CO2 hóa thạch tổng thể của nước này.

Cháy rừng vẫn nặng nề và gây họa lớn

Ước tính sơ bộ cho năm 2019 cho thấy khí thải toàn cầu bắt nguồn từ nạn phá rừng, hỏa hoạn và các thay đổi khác trong sử dụng đất đai đã đạt tới mức 6 tỷ tấn CO2, cao hơn mức 0,8 tỷ tấn  của năm 2018.

Mức phát thải tăng thêm phần lớn là do hoạt động phá rừng và hỏa hoạn gia tăng ở vùng Amazon và Đông Nam Á.

Mức độ mất rừng tăng nhanh trong năm 2019 không chỉ dẫn tới việc phát thải cao hơn mà còn giảm năng lực của thảm thực vật trong việc hấp thụ CO2 trong khí quyển. Điều này thực sự đáng lo ngại vì các đại dương và cây cối hấp thụ khoảng một nửa trong tổng số tất cả khí thải CO2 phát ra từ hoạt động của con người. Đây là một trong những tấm áo giáp hiệu quả nhất của loài người trước mức độ tập trung CO2 cao hơn trong khí quyển và cần phải được bảo vệ.

Tấm áo giáp đại dương khó quản lý nhưng tấm áo giáp trên bộ thì có thể bảo vệ một cách tích cực bằng việc ngăn chặn nạn phá rừng và suy giảm rừng cũng như được cải thiện thông qu hoạt động trồng rừng và khôi phục hệ sinh thái./.

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

11:24 , 02/05/2024

Walmart ngày 30/4 thông báo kế hoạch đóng cửa toàn bộ 51 trung tâm y tế tại 5 bang của nước Mỹ, cũng như các trung tâm tư vấn sức khỏe trực tuyến do kém sinh lời.

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

11:19 , 02/05/2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/4 đánh giá đang có nguy cơ virus cúm gia cầm H5N1 lây lan ở bò tại nhiều quốc gia khác, ngoài Mỹ, sau khi nước này ghi nhận những trường hợp mắc bệnh đầu tiên với nguồn lây là từ chim di cư.

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

11:17 , 02/05/2024

Với 140 phiếu thuận, 106 phiếu chống và sáu phiếu trắng, ngày 30/4 hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

23:08 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Hội đồng chuyển tiếp của Haiti đã bầu ra Thủ tướng mới trong nỗ lực nhằm kiện toàn nhân sự để nhanh chóng giải quyết các bất ổn an ninh trong nước.

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

23:07 , 01/05/2024

Các dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/4 cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024 và lạm phát được giữ ổn định trong tháng 4.

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

23:06 , 01/05/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/4 đã ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia nhằm tăng cường khả năng phục hồi cho hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của nước này và thay thế cho chính sách đã tồn tại hàng thập kỷ.

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

19:49 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực này đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển là rất đa dạng.

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

19:48 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza đồng thời các nhà trung gian hòa giải tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng lãnh thổ này.

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

19:47 , 01/05/2024

Nhà vua Thái Lan ngày 30/4 đã phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng nước này Srettha Thavisin, bổ nhiệm nhà ngoại giao kì cựu Maris Sangiampongsa là tân Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan.

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

23:03 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Yonhap dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Cuba đã nhất trí mở đại sứ quán ở mỗi bên, tiếp sau bước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi đầu năm nay.