Mất khứu giác, vị giác có phải bệnh Covid-19 trở nặng, F0 cần làm gì?
Virus SARS-CoV-2 gây tổn thương tế bào hỗ trợ thần kinh trong mũi, là nguyên nhân mất khứu giác ở bệnh nhân Covid-19.
![]() |
Rất nhiều độc giả là bệnh nhân Covid-19 gửi câu hỏi bày tỏ sự lo lắng khi bỗng bị mất khứu giác, vị giác? Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh sẽ tiến triển ở giai đoạn nặng hơn hay không?
Các nhà khoa học cho biết mất khứu giác (cảm nhận mùi) và vị giác là dấu hiệu rõ nhất dự báo một người bị nhiễm Covid-19 so với triệu chứng sốt hoặc ho, vốn dễ nhầm với cảm cúm thông thường.
Không giống như trong các trường hợp cảm lạnh, cúm nguyên nhân mất khứu giác có xu hướng liên quan đến nghẹt mũi (nghẹt mũi do tích tụ chất nhầy), trong Covid-19 mất khứu giác đột ngột có thể liên quan trực tiếp đến nhiễm trùng SARS-CoV-2 trong biểu mô mũi và các tế bào thần kinh khứu giác mà không có bất kỳ tắc nghẽn nào.
Do đó, những người bị mất khứu giác đột ngột nên được nghi ngờ là dương tính với SARS-CoV-2, cần làm xét nghiệm để xác nhận và bắt đầu cách ly, tự cách ly ngay lập tức.
Bác sĩ gia đình Nguyễn Lê Thục Đoan, bác sĩ tư vấn Tổng đài 1022 khẳng định, mất khứu giác là dấu hiệu đặc trưng của người nghi nhiễm Covid-19 nhưng nó không phải là biểu hiện của bệnh nặng hơn.
BS Thục Đoan chia sẻ, tùy theo sức đề kháng của từng người, khi dương tính với SARS-CoV-2, có bệnh nhân hoàn toàn không xuất hiện các triệu chứng. Nhưng cũng có người lại sốt, đau họng, tiêu chảy, mất vị giác khứu giác…
Mất vị giác, khứu giác do Covid-19 không cần điều trị, nó sẽ tự hết. Bệnh nhân có khi nhanh hồi phục, có khi kéo dài chục ngày, lâu hết hơn tất cả triệu chứng khác nhưng cũng vẫn là vô hại. Cũng theo BS Thục Đoan, một số bệnh nhân khác lại chia sẻ, họ có phục hồi, có vị giác hoặc khứu giác trở lại nhưng không được như trước.
Triệu chứng mất khứu giác và vị giác đa số là tạm thời, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, làm cho họ ăn uống kém, mất ngon dẫn đến tình trạng chán ăn, bởi không còn biết mình ăn cái gì, ngon hay dở. Nếu kém ăn, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hồi phục.
Theo bác sĩ, cách giải quyết là chia nhỏ các bữa ăn. Đồng thời, chế độ ăn uống cho F0 nên chú trọng các món dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu. Người bệnh cần ý thức được rằng nếu chịu khó ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng mới có thể hồi phục, trở lại cuộc sống bình thường.
Cũng theo Bác sĩ BSCK1 Tống Hồ Tứ Phương, Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4 (TP.HCM), SARS-CoV-2 gây tổn thương tế bào hỗ trợ thần kinh trong mũi, là nguyên nhân mất khứu giác ở các F0. Triệu chứng mất khứu giác, vị giác từ từ sẽ hồi phục trở lại. Đa số các bệnh nhân đều lấy lại nhưng thời gian hồi phục của mỗi người là khác nhau.
“Việc ngửi các loại mùi khác nhau (mùi hoa hồng, tinh dầu…) chỉ để kiểm tra mình có bị mất khứu giác hay không. Việc ngửi mùi để luyện tập phục hồi là không cần thiết. Khứu giác, vị giác sẽ tự động hồi phục, người bệnh không nên quá lo lắng”, BS Tứ Phương chia sẻ.
Theo Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân
Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ
Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 6 ca ghép mô, tạng từ người hiến chết não, giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch hồi sinh sự sống.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng mạnh. Bệnh viện đã phải bố trí thêm phòng khám và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.

Hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh
Việc ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện đang là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện. Tại Thanh Hóa, phần mềm quản lý bệnh viện toàn diện của Công ty Minh Lộ góp phần hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.

Số bệnh nhân tăng sau kỳ nghỉ lễ
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, số lượng bệnh nhân sau kỳ nghỉ lễ tăng mạnh. Các bệnh viện phải bố trí thêm nhiều bàn khám bệnh và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân.

Các bệnh viện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt bệnh nhân dịp nghỉ lễ
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp nghỉ lễ vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho gần 970.000 lượt người bệnh.

Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do visus Dengue gây nên, lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, trong những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.