Mô hình khởi nghiệp từ sản xuất và phát triển các sản phẩm thảo dược
Phát huy tiềm năng lợi thế của các cây trồng bản địa, chị Quách Thị Anh, thôn Sơn Minh, xã Luận Thành huyện Thường Xuân đã nghiên cứu và sản xuất thành công một số sản phẩm thảo dược, tạo việc làm cho một số lao động địa phương. Ý tưởng khởi nghiệp của chị Quách Thị Anh đã được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trao giải khuyến khích cuộc thi “phụ nữ khởi nghiệp phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023.
Sau nhiều năm tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm cũng như tham khảo các chuyên gia về các các loại thảo dược mà huyện Thường Xuân đang có thế mạnh, năm 2020, chị Quách Thị Anh đã thử nghiệm sản xuất một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp có nguồn gốc từ thiên nhiên. Các sản phẩm có nguyên liệu chính là các loại cây thảo dược bản địa, dựa trên các bài thuốc lưu truyền trong dân gian của người dân tộc Mường, dân tộc Thái, kết hợp với công nghệ hiện đại.

Chị Quách Thị Anh, Tổ hợp tác Hương Quê, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân cho biết: "Người Mường xưa ít có điều kiện để được chăm sóc y tế, đã sử dụng thuốc nam chăm sóc sức khỏe ho, cúm, nước lá gội đầu. Bản thân tôi học hỏi chuyên gia và các gia làng, trường bản… ra các sản phẩm như hiện tại".
Từ thành công ban đầu, năm 2021, chị Quách Thị Anh đã quyết định thành lập Tổ hợp tác Thảo dược thiên nhiên Hương quê, với 7 thành viên là hội viên Chi hội phụ nữ thôn Sơn Minh nhằm mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay tổ Hợp tác Hương quê có 17 sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đều có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiện nhiên, trong đó có 2 sản phẩm vừa đạt chứng nhận OCOP là si rô húng chanh và cao tía tô. Si rô húng chanh được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên như: húng chanh, diếp cá, lá hẹ, đu đủ đực, táo đỏ, gừng, tỏi, mật ong, đường phèn, quả tắc... Các loại lá tươi sau khi hái được rửa sạch và ngâm qua nước muối loãng và được nấu cùng với các nguyên liệu khác theo tỉ lệ nhất định. Siro húng chanh có tác dụng chữa viêm họng rất hiệu quả. Cũng có thể dùng như một thức uống nâng cao sức để kháng được dùng hàng ngày, nhất là trẻ nhỏ.

Cùng với si rô, cao tía tô cũng là 1 sản phẩm đặc trưng của Tổ hợp tác. Cao được làm từ những lá tía tô tươi. Các công đoạn chưng cất, lọc nước cốt, bột mịn và nấu thành cao cần tới hơn 100 giờ đồng hồ để thu được hỗn hợp đặc sánh là cao. Sản phẩm được nhiều chị em sử dụng trong chăm sóc da. Hiện nay, tổ hợp tác Hương Quê đã liên kết với 24 hộ dân để trồng nguyên liệu, nhưng vẫn chủ yếu là phân tán nhỏ lẻ. Do vậy, chị Quách Thị Anh đang có kế hoạch mở rộng liên kết sản xuất vùng nguyên liệu tập trung, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Chị Quách Thị Anh, Tổ hợp tác Hương Quê, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân
Chị Quách Thị Anh, Tổ hợp tác Hương Quê, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân cho biết thêm: "Trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu, sẽ liên kết với hộ dân dân bằng hợp đồng, Vietgap, theo tiêu chuẩn chất lượng mà chúng tôi đã đăng ký ban đầu".
Thành công của Tổ hợp tác Hương Quê đã góp phần bảo tồn, phát triển, nâng cao giá trị cây dược liệu bản địa, tạo ra sinh kế bền vững cho người dân địa phương.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.