Mô hình nuôi ong mật cho hiệu quả kinh tế cao
Sau gần 10 năm gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật, anh Nguyễn Xuân Tùng, ở Phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn đã phát triển thành công thương hiệu “Mật ong Giàng A Tùng”, sản phẩm được công nhận đạt OCOP.
Từ khi còn nhỏ, anh Nguyễn Xuân Tùng đã đam mê và chịu khó học hỏi kinh nghiệm nuôi ong lấy mật từ người cha của mình. Tuy nhiên, khác với cha chỉ nuôi lấy mật phục vụ nhu cầu của gia đình, anh Tùng quyết tâm khởi nghiệp bằng nghề nuôi ong. Năm 2016, từ 50 đàn ong mua bằng nguồn vốn vay ngân hàng, đến nay, anh Tùng đã phát triển được 800 đàn ong, mỗi năm thu hoạch gần 10 nghìn lít mật, thu lãi hàng trăm triệu đồng. Ngoài nuôi ong lấy mật, anh Tùng còn cung cấp ong giống, chuyển giao kỹ thuật nuôi cho nhiều người dân có nhu cầu.
Trong quá trình nuôi ong, anh Tùng đã tận dụng được diện tích vườn nhà trồng nhiều cây ăn quả để nuôi ong, đồng thời trong năm đều di chuyển đàn ong đi nhiều tỉnh, thành trong Nam, ngoài Bắc để khai thác hiệu quả tối đa các mùa hoa của từng vùng miền.
Anh Nguyễn Xuân Tùng, Chủ cơ sở sản xuất mật ong Giàng A Tùng, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thannh Hóa cho biết: "Chúng tôi mở rộng quy mô, vào mùa hoa cà phê, chúng tôi di chuyển đàn ong vào Tây Nguyên, khi tháng 3, mua vải nhãn, thì lại di chuyển đàn ong về miền bắc để khai thác".
Nhờ di chuyển theo mua hoa, ong sinh trưởng tốt, cho mật đều, sản phẩm mật chất lượng tốt. Cùng với đó, anh Tùng còn chủ động nghiên cứu xây dựng thương hiệu, mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm. Năm 2024, sản phẩm mật ong của anh Nguyễn Xuân Tùng đã được công nhận là sản phẩm OCOP, tự hào cung cấp ra thị trường những sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Anh Nguyễn Xuân Tùng, Chủ cơ sở sản xuất mật ong Giàng A Tùng, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thời gian vừa qua, sản phẩm mật ong khi đưa ra thị trường nhiều bà con, đại lý tin tưởng, ủng hộ sản phẩm của gia đình sản xuất ra".
Mật ong Giàng A Tùng là sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu trên toàn quốc, đạt chứng nhận an toàn thực phẩm. Việc xây dựng sản phẩm OCOP cũng là cơ hội để anh Nguyễn Xuân Tùng khẳng định chất lượng, nâng cao giá trị thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Huyện Hoằng Hóa thuộc nhóm dẫn đầu tỉnh Thanh Hóa về phát triển sản phẩm OCOP
Tính đến hết năm 2024, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có 45 sản phẩm được công nhận OCOP, thuộc nhóm các huyện dẫn đầu toàn tỉnh.
Thanh Hóa làm thủy lợi mùa khô đạt trên 107% kế hoạch
Sau hơn 1 tháng phát động toàn dân ra quân làm thủy lợi mùa khô năm 2024 - 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch.
Năm 2025 ngành da giày Việt Nam phấn đấu xuất khẩu đạt 29 tỷ USD
Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, cho biết dù đối mặt với nhiều khó khăn, năm 2025, ngành da giày đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% so với năm 2024, đạt kim ngạch khoảng 29 tỷ USD.
Nhiều đơn vị mở cửa kinh doanh đầu năm mới
Ngay trong những ngày đầu năm mới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều siêu thị, đơn vị dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mở cửa kinh doanh trở lại để đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi của người dân.
Ngân hàng nới lỏng cho vay với khách hàng cá nhân
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2025, các ngân hàng dự kiến giữ ổn định các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể đối với khách hàng doanh nghiệp, nhưng nới lỏng hơn đối với khách hàng cá nhân.
Xuất khẩu gạo năm 2025 dự báo gặp khó
Báo cáo thị trường lúa gạo năm 2024 nhận định, xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024. Nguyên nhân là do nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Bám sát các định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay từ đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã tập trung rà soát, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó góp phần cùng cấp uỷ chính quyền địa phương thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.
Dự báo Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều dự báo, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á trong năm 2025
Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả xúc tiến đầu tư
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế mở, tỉnh Thanh Hóa đã đa dạng các hình thức xúc tiến đầu tư, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư hạ tầng, phát tiển kinh tế - xã hội. Minh chứng là tỉnh Thanh Hóa đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao và thu hút được nhiều dự án của các tập đoàn đa quốc gia cũng như các tập đoàn lớn ở trong nước đầu tư vào địa bàn.
Thọ Xuân: Nhiều mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu
Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các đơn vị, cá nhân phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần đưa giá trị thu nhập bình quân trên ha đất canh tác của huyện lên 154 triệu đồng/ha/năm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.