ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Môn thể dục cũng có SGK: Cần thiết hay lãng phí vô bổ?

Theo Bộ GD-ĐT, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Giáo dục thể chất hay còn gọi là môn Thể dục cũng sẽ có SGK cho học sinh.

15/10/2019 15:42

Thông tin về SGK môn Thể dục hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Thầy Nguyễn Minh Tiến, giáo viên Thể dục bậc Tiểu học tại Hà Nội cho rằng, từ nhiều năm nay, nhiều người vẫn quan niệm, môn Thể dục là môn học cũng được, không học cũng không sao. Tuy nhiên, ở các nước khác trên thế giới, đây lại là môn học được đánh giá cao, giúp học sinh rèn luyện thể chất, tăng cường sức khỏe, bổ trợ cho các môn học khác. Bởi vậy, thầy Tiến cho rằng, giống như các môn văn hóa khác, thể dục cũng cần được đầu tư chương trình giảng dạy, SGK, đặc biệt là với học sinh tiểu học nếu có các hình ảnh minh họa, hướng dẫn sẽ giúp các em nhớ các động tác tốt hơn.

Việc có SGK Thể dục đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ giáo viên và chuyên gia giáo dục. (Ảnh minh họa)
Việc có SGK Thể dục đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ giáo viên và chuyên gia giáo dục. (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, thầy Nguyễn Thái Anh, giáo viên dạy thể dục tại một trường THPT ở Hải Dương lại cho rằng việc ban hành SGK cho môn này không thực sự cần thiết. “Chúng tôi vẫn có thể hướng dẫn và các em học sinh vẫn học được mà không cần SGK. Môn này chủ yếu là các hoạt động thực hành, lý thuyết rất ít, nên việc có sách và những tiết học như các môn khác là không cần thiết. Hiện nay nhiều trường vì cơ sở vật chất có hạn, học sinh còn chưa có các nhà tập đa năng đạt chuẩn, việc tiếp cận với những môn thể thao như bơi lội tại các vùng nông thôn còn hạn chế. Tôi cho rằng thay vì đầu tư vào SGK, thì nên đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn cho môn học này, để các em cảm thấy thực sự hứng thú khi học và được phát triển bản thân toàn diện nhất”.

Nhiều nước phát triển cũng chưa từng có SGK Thể dục

Dưới góc nhìn của một chuyên gia giáo dục, TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, bản chất môn Thể dục là thực hành, SGK thiên về lý thuyết, nếu học bằng SGK sẽ không hiệu quả. “Tôi từng tìm trong các tủ sách của Singapore, Đức, Hungary cũng chưa từng thấy cuốn SGK môn Thể dục cho học sinh tại các nước này, mà chỉ có tài liệu dành cho giáo viên”.

TS Hương cho rằng, muốn nâng cao chất lượng môn thể dục, cần có những quy định rõ ràng về kiểm tra đánh giá, thay vì cách đánh giá đạt hay không đạt theo cảm quan như hiện nay.

Còn theo chuyên gia giáo dục Nguyễn Sóng Hiền, người có nhiều năm nghiên cứu và làm việc tại Australia, việc ban hành SGK môn Thể dục thể hiện “truyền thống" của nền giáo dục Việt Nam luôn coi SGK là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giảng dạy. Điều này khác biệt hoàn toàn so với các quốc gia có nền giáo dục phát triển. “Chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi sự sợ hãi của một nền giáo dục nếu không có bảo bối là SGK. Dường như không có SGK, Bộ GD sẽ không biết quản lý chất lượng giáo viên như thế nào và giáo viên cũng không biết sẽ dạy học sinh cái gì. Việc ra đời SGK của bộ môn Thể dục có lẽ xuất phát từ nỗi sợ hãi mơ hồ đó”.

Chuyên gia giáo dục này cho hay, ở Australia, môn Thể dục đúng là môn giáo dục sức khỏe thể chất và phát triển cá nhân. Môn học này không chỉ đơn thuần là dạy học sinh các động tác nhảy cao, nhảy xa, vươn vai hít vào thở ra mà bao hàm cả dạy kiến thức căn bản về sức khỏe cá nhân, về vai trò và tầm quan trọng của thể dục thể thao về giữ gìn sức khỏe bản thân.

Chương trình này là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Tuy nhiên, không có bất kỳ cuốn SGK nào vì hầu hết các tài liệu giảng dạy ở nhà trường đều do giáo viên tự biên soạn theo chương trình khung chung và được thống nhất bởi hội đồng trường cho phù hợp với từng đặc điểm, nền tảng và năng lực của học sinh của lớp mình. Từ lớp 10 trở lên thì môn này trở thành môn thể thao tự chọn dành cho các học sinh có năng khiếu và đam mê thể thao theo học chứ không bắt buộc.

Chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền cho rằng, tại Việt Nam, từ lâu môn Thể dục vẫn được xem là môn phụ, thậm chí học sinh cảm thấy ngán ngẩm vì không thấy tác dụng thực tế.

“Muốn biết sức khỏe của một dân tộc thì chỉ cần nhìn vào thể lực của tầng lớp trẻ của quốc gia đó. Nếu tầng lớp trẻ suy nhược về thể chất hèn kém về trí tuệ thì đất nước sao có thể phát triển. Vai trò của giáo dục thể chất quan trọng là như vậy nhưng trong thực tế với nền giáo dục trọng thi cử đã khiến cho các thế hệ học sinh chăm chăm vào nhồi nhét kiến thức mà coi nhẹ các môn khác.

Một nền giáo dục toàn diện là phải phát triển toàn diện cá nhân của học sinh bao gồm Đức, Trí, Thể, Mỹ. Chứ chăm chăm vào nhồi nhét kiến thức mà không bồi dưỡng tâm hồn và thể chất thì chỉ sinh ra một thế hệ suy nhược về thể chất và bạc nhược về tinh thần. Tuy nhiên, để giúp phát triển giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông thì việc soạn SGK cho bộ môn này không phải là giải pháp hiệu quả vì thực tế nếu nội dung giảng dạy bộ môn này như hiện nay có sách thì chỉ càng làm tốn kém thêm chi phí cho phụ huynh và ngân sách quốc gia”, ông Hiền nhấn mạnh.

Chuyên gia giáo dục này cho rằng, để nâng cao hiệu quả của môn Thể dục, trước tiên cần thay đổi nhận thức trong toàn ngành giáo dục, của chính giáo viên và học sinh về ý nghĩa, vai trò của môn Thể dục. Bên cạnh đó, cũng cần phong phú hóa nội dung giảng dạy và hướng đến các hoạt động giáo dục thiết thực gắn với nhu cầu phát triển thể chất từng giai đoạn của học sinh.

Theo Nguyễn Trang/VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Huyện Cẩm Thủy: Hội thi kể chuyện theo sách năm 2024

Huyện Cẩm Thủy: Hội thi kể chuyện theo sách năm 2024

23:06 , 27/04/2024

Huyện Cẩm Thuỷ vừa tổ chức Hội thi kể chuyện theo sách năm 2024 với sự tham của 36 tiết mục kể chuyện của các bạn học sinh đến từ các trường Tiểu học và THCS trong huyện.

Trường học hạnh phúc: để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Trường học hạnh phúc: để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

15:32 , 27/04/2024

Xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những phong trào thi đua nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới mạnh mẽ giáo dục, đào tạo do ngành Giáo dục phát động. Tại Thanh Hóa, phong trào này đã mang đến một luồng gió mới, góp phần tạo nên những thay đổi rõ nét trong dạy và học của các nhà trường, nhằm xây dựng một môi trường học tập thân thiện, lành mạnh, có văn hóa, để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Lưu học sinh Lào – cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Việt – Lào

Lưu học sinh Lào – cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Việt – Lào

14:39 , 27/04/2024

Trong những năm qua, các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận, đào tạo hàng nghìn sinh viên, học viên các tỉnh của Lào, góp phần bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước bạn. Họ chính là cầu nối gắn kết, vun đắp thêm cho tình đoàn kết, hữu nghị Việt- Lào ngày càng keo sơn, bền chặt.

Bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung khóa K69.B11, khóa học 2022 - 2024

Bế giảng lớp cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung khóa K69.B11, khóa học 2022 - 2024

11:18 , 27/04/2024

Sáng ngày 26/4, Học viện Chính trị Khu vực 1 thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Ban tổ chức Tỉnh uỷ; Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá, bế giảng lớp Cao cấp lý luận Chính trị hệ không tập trung K69.B11, Tỉnh uỷ Thanh Hoá,

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

Thạch Thành tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam

23:27 , 26/04/2024

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam, trong các ngày từ 21 đến 26/4, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành, Ban quản lý dự án Vùng huyện Thạch Thành, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam phối hợp cùng các trường Tiểu học Thành Yên, Thành Minh, Thạch Tượng, Thạch Lâm, Thành Mỹ tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam.

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

Linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh THPT

07:31 , 25/04/2024

Với học sinh THPT, việc chọn nghề luôn là câu hỏi được quan tâm, với rất nhiều trăn trở. Các em đứng trước nhiều lựa chọn và dù chọn con đường nào thì cũng tác động rất lớn đến sự phát triển bản thân sau này. Để giúp cho học sinh THPT nhận thức đúng đắn, sớm về nghề nghiệp, chọn được nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu của xã hội, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đang tăng cường, đa dạng và linh hoạt các hình thức hướng nghiệp cho học sinh.

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp, hỗ trợ việc làm tại Trường Trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

18:07 , 24/04/2024

Sáng 24/4, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Trường trung cấp Thương mại và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho các em học sinh, học viên của trường.

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

Trường THCS Cù Chính Lan hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024

17:32 , 24/04/2024

Ngày 24/4, trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hoá đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam" năm 2024.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh cho trẻ

23:17 , 22/04/2024

Hiện nay đang là cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, thuỷ đậu, tay chân miệng, các bệnh về tiêu hoá. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

Trao học bổng toàn phần cho học sinh nghèo vượt khó du học nghề Đức

23:12 , 22/04/2024

Sáng ngày 22/4, Tổ chức Giáo dục và Nhân lực AVT (Hà Nội) phối hợp với Trường THPT Triệu Sơn 1, huyện Triệu Sơn tổ chức trao học bổng toàn phần du học nghề Đức trị giá 245 triệu đồng cho em Vũ Văn Hưng, học sinh lớp 12A7 của nhà trường.