Một số khu, điểm du lịch thiếu sức hấp dẫn du khách
Ngoài hoạt động tham quan, đến nay một số điểm đến trên địa bàn tỉnh vẫn để khách "cưỡi ngựa xem hoa", thiếu sức hấp dẫn khách, không tạo được sức bật mạnh mẽ. Bởi vậy, các điểm đến này chủ yếu thu hút dòng khách lẻ, khách tự do và chưa thu hút được nguồn khách từ các đơn vị lữ hành, lượng khách luôn nằm top cuối của các địa phương trong tỉnh.
Huyện Thạch Thành vốn có nhiều điểm đến đã được "định danh", như: thác Voi, thác Mây, Chiến khu Ngọc Trạo, Di tích thắng cảnh Phố Cát, di tích hang Con Moong. Những năm gần đây còn được biết đến với những nông trại nông nghiệp công nghệ cao tại thị trấn Vân Du... Trên thực tế tài nguyên này có tính đặc thù cao, kén khách. Hoạt động du lịch tại suối, thác còn mang tính mùa vụ, tự phát, nên tỷ lệ khách lưu trú thấp. Từ năm 2021 đến nay, toàn huyện chỉ đón được khoảng gần 420 nghìn lượt khách; tổng thu du lịch đạt gần 230 tỷ đồng, đạt 0,46% so với tổng thu du lịch của cả tỉnh.

Huyện Quan Sơn, từ năm 2021 đến tháng 11/2024, toàn huyện chỉ đón được khoảng hơn 70 nghìn lượt khách, thu du lịch đạt khoảng 20 tỷ đồng, đạt 0,043% so với tổng thu du lịch của cả tỉnh. Đây là con số vô cùng khiêm tốn so với những tiềm năng du lịch mà huyện đang sở hữu như: Đền thờ Tư Mã Hai Đào, động Bo Cúng, đặc biệt, Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, là cửa ngõ giao thương và du lịch quan trọng của Thanh Hóa và Bắc Trung bộ với nước bạn Lào. Đặc biệt, tour Quan Sơn - Viêng Xay (tỉnh Hủa Phăn, Lào) được triển khai từ năm 2019. Hiện, khách du lịch đến với huyện vẫn không như kỳ vọng.
Ông Chu Đình Trọng, Phó chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Theo các chuyên gia du lịch và các đơn vị lữ hành nhận định, thực tế một số điểm đến địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn để khách "cưỡi ngựa xem hoa" bởi rất nhiều lý do: ngoài hệ thống giao thông kết nối, quan trọng hơn cả là điểm đến đó chưa đủ sức hấp dẫn du khách về sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc trưng; phần lớn còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược phát triển cụ thể, chưa có nhà đầu tư đủ năng lực để khai thác và phát huy tiềm năng, giá trị phù hợp với văn hóa.


Ông Nguyễn Xuân Hải, Giảng viên trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Ông Nguyễn Xuân Hải, Giảng viên trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, cho biết: "Muốn du khách ở lại lâu hơn, vấn đề không phải là do hệ thống giao thông khó khăn, hay cơ sở lưu trú chưa đủ năng lực đón khách, mà điểm đến chưa hấp dẫn, chưa có sự khác biệt để du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm lâu hơn".
Xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt, nhiều trải nghiệm được xem là yếu tố tiên quyết để thu hút và giữ chân du khách, tạo lợi thế cạnh tranh. Thế nhưng đây lại là bài toán khó, bởi mỗi một địa phương, điểm đến đều có những giá trị văn hóa khác biệt, điều quan trọng là địa phương đó có biết "kể" câu chuyện ấy bằng những trải nghiệm hấp dẫn, thú vị hay không?


Sầm Sơn - Vùng đất của thắng tích và di sản
Vùng đất Sầm Sơn, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi không gian vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Qua hàng nghìn năm phát triển, con người Sầm Sơn cũng đã kiến tạo nên những giá trị văn hoá lịch sử quý giá, được lưu giữ, trao truyền từ đời này qua đời khác. Tất cả đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng để Sầm Sơn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn lấp lánh những vẻ đẹp văn hoá truyền thống.

Điểm hẹn - Trạm 36 glamping
Từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, cảnh sắc hữu tình. Và các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông…

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái
Do tác động của nhiều yếu tố, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trăn trở về điều này, gần đây, nghề dệt thổ cẩm ở bản Thái được khôi phục và phát triển, giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Lang Chánh là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất thiêng huyền thoại, gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng, bi tráng về nghĩa quân Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, trong những năm qua, Lang Chánh đã và đang “chuyển mình” trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động tại huyện Thường Xuân
Trung tâm xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa vừa tổ chức Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025) tại huyện Thường Xuân.

Hải Tiến sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2025
Để đón mùa cao điểm du lịch biển năm 2025, thời điểm này, trên địa bàn Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, các tổ chức đoàn thể đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, cảnh quan môi trường biển để phục vụ du khách.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Huyện miền núi Lang Chánh không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, những năm qua, Lang Chánh đã và đang "chuyển mình" trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm
Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.

Bông hoa của đại ngàn
Những năm gần đây, Thạch Lâm đã trở thành địa chỉ được ghi dấu trên bản đồ du lịch cộng đồng của tỉnh Thanh Hoá. Để có những đổi mới trong cách làm du lịch nhằm thu hút du khách, những người trẻ ở xã Thạch Lâm đóng vai trò tiên phong. Một trong số đó là cô gái Mường Bùi Thị Nga - người mang khát vọng khai phá tiềm năng du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân bản địa. Giữa núi rừng đại ngàn, Nga như bông hoa nhỏ, kiên cường mà rực rỡ vươn lên với khát vọng thoát nghèo.

Loạt video clip quảng bá du lịch Việt Nam nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G
Nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) đã cho ra mắt 3 video clip quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.