Mùa xuân đi chợ vùng cao
Khi những cánh hoa đào nở rộ, khoe sắc khắp bản làng cũng là lúc những phiên chợ nơi vùng cao Thanh Hoá trở nên tấp nập, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ở vùng cao, chợ là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ những sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Phiên chợ không chỉ có mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là dịp để mọi người gặp gỡ, kết bạn.
Chợ cửa khẩu Na Mèo nằm trên địa bàn xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá, là một trong những chợ biên giới Việt Nam – Lào, họp vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần. Từ 6 giờ sáng, cửa khẩu mở là lúc người dân phía huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, Lào lần lượt di chuyển sang; người dân huyện Quan Sơn, tỉnh thanh Hoá cũng có mặt ở chợ. Các mặt hàng trao đổi tại chợ chủ yếu là hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống và tiêu dùng của Nhân dân. Trong đó không thể thiếu các sản phẩm mang đặc trưng của vùng biên giới như ngọc cẩu, dưa Lào, chim gác bếp, cá suối, rau, củ, quả, mắc khẻn, dưa Mông, cải Mông, rêu đá… Tiểu thương ở chợ có người Lào, có người Việt Nam. Một tiểu thương thường bán rất nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi thứ một ít, là đồ của gia đình tự sản xuất hoặc săn bắt được.
Chị Thorn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, Lào cho biết: "Cứ đến thứ 7 hàng tuần là ở đây tổ chức họp chợ. Để có thể có mặt ở chợ lúc 6h sáng thì chúng tôi phải cõng hàng hoá đi từ lúc hơn 4h sáng. Gần Tết người đến mua bán đông hơn ngày thường rất nhiều. Sản phẩm của tôi mang sang đều là nông sản tự trồng, tự làm. Ở đây tôi và mọi người không chỉ có bán hàng lấy tiền, mà có khi là đổi hàng lấy hàng nếu 2 bên cùng đồng ý. Tiểu thương người Việt Nam cũng rất thích trao đổi đồ cùng chúng tôi".
Anh Vi Trọng Quỳnh, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Thứ 7 hàng tuần, hai bên tỉnh Hủa Phăn sang đây buôn bán, họp chợ, giao thương 2 bên, buôn bán đặc sản của Lào bán tại chợ Na Mèo. Tôi đến chợ Na Mèo từ lúc 6h để mua rau củ quả của nước bạn Lào. Phải đi sớm, không thì họ mua hết hàng. Đặc biệt rau quả nước bạn không bỏ phân, họ tự trồng".
Dịp cuối năm, các phiên chợ vùng cao cũng hết sức sôi động. Đây là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, hội tụ những sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Phiên chợ không chỉ mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là dịp để mọi người gặp gỡ, kết bạn, trò chuyện. Chợ mỗi nơi lại có những đặc trưng riêng về con người, vùng đất đó. Bởi vậy, chợ vùng cao được gắn thêm tên là chợ văn hóa, nơi thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc.
Ở các xã vùng cao Thanh Hoá, không phải ngày nào cũng có chợ. Nhiều chợ phiên chỉ mở vào thứ 7, có chợ lại mở vào ngày 11 và 21 hàng tháng, cũng có chợ chỉ mở đúng 2 buổi sáng ngày thứ 5 và chủ nhật hàng tuần… Chính vì lẽ đó, mỗi lần chợ phiên họp đều rất sầm uất, đặc biệt vào dịp Tết cận kề, có thể thu hút hàng nghìn lượt người, trong đó có rất nhiều du khách thập phương. Do đó, trong đề án phát triển du lịch cộng đồng, một số địa phương đã có chủ trương gìn giữ nét truyền thống của phiên chợ, kết nối với các điểm du lịch trên địa bàn, giúp du khách có thêm nhiều lựa chọn để khám phá khi về với vùng đất và con người nơi đây.
Ông Hà Văn Tung, Phó Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đối với chợ Phố Đòn, do xu thế phát triển song song với khu du lịch sinh thái Pù Luông, lượng khách về đây tham quan rất đông, nhưng cơ sở vật chất không đảm bảo được. Xã có đề xuất với các cấp nâng cấp chợ, thu hút doanh nghiệp vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát huy tiềm năng của chợ".
Mỗi phiên chợ ngày xuân vùng cao Thanh Hóa đều có nét đặc sắc riêng, nhưng đều gợi lên cuộc sống thanh bình, no ấm, đoàn kết; là sự hội tụ những nét văn hóa cổ truyền từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc. Xuống chợ ngày xuân là văn hóa, là bản sắc và là sự giao hòa của đất trời, lòng người. Vì thế, cứ mỗi dịp xuân về, đồng bào lại náo nức "hạ sơn", đến với những phiên chợ nơi núi rừng mờ xa.
Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc
Tối 11/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và thành phố Hà Nội cùng đông đảo các nghệ sĩ, người làm điện ảnh, người yêu điện ảnh trong nước và quốc tế tham dự.
Tập kết ra Bắc năm 1954 - Cuộc chuyển quân lịch sử
Cách đây 70 năm, năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định: một mặt, phải tổ chức, bố trí lại lực lượng cán bộ ở miền Nam; mặt khác phải khẩn trương thực hiện việc chuyển quân, tập kết, đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập để chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ.
Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho - Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Thiệu Hóa
Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho là một trong bốn danh sĩ của đất Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã làm quan đến chức Tể tướng thời Hậu Lê, công trạng nhiều và là tấm gương sáng thanh liêm cho hậu thế, xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh. Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho tại thị trấn Thiệu Hoá đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993 và là địa chỉ đỏ đối với du khách thập phương.
Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 14 triệu lượt
Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 10/2024 đạt hơn 1,4 triệu lượt khách. Tính chung 10 tháng năm 2024, Việt Nam đón hơn 14 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Về phía Tây thành phố
Từ trung tâm thành phố, đi về phía Tây, sẽ có bao điều thú vị. Qua cầu vượt Phú Sơn, cầu Cao, về sông Lê, chợ cầu Đống, núi Nhồi với những câu chuyện gắn với biết bao thăng trầm, đổi thay của mảnh đất này.
Hội nghị định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Quan Sơn
Ngày 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện.
Vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
Bên cạnh các ngôi chùa cổ với hàng trăm năm tuổi, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có không ít công trình tôn giáo được xây dựng mới khang trang, bề thế. Trong đó, không thể không nhắc tới một ngôi thiền viện có kiến trúc đẹp, hiện đại mà vẫn mang đậm chất chùa Việt - uy nghi, trang nghiêm và thanh tịnh. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng.
Nơi lưu dấu nữ tướng anh hùng
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã ghi lại không ít chương đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng. Đó là những cuộc tranh đấu không ngơi nghỉ cho quyền tự quyết dân tộc, dù phải đối đầu với bất kỳ kẻ thù tàn bạo nào. Và hậu thế không thể không nhắc đến khởi nghĩa Bà Triệu - một trong những cuộc nổi dậy có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, đã làm lung lay đến tận gốc rễ thành lũy đô hộ nhà Ngô thời bấy giờ. Để tưởng nhớ, tri ân công đức Vua Bà, Nhân dân ta đã dựng đền thờ ở nhiều nơi. Trải qua biết bao thăng trầm dâu bể, giờ đây, những di tích này không chỉ là điểm tham quan du hút thu khách mà còn là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Về Xuân Lập thưởng thức đặc sản bánh răng bừa
Xứ Thanh từ lâu đã nổi tiếng với rất nhiều món ăn đặc sản trứ danh như: nem chua, bánh cuốn, hay chả tôm… Bên cạnh đó, xứ Thanh còn nổi danh với rất nhiều loại bánh ngon hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng miền, trong đó có bánh lá răng bừa ở vùng đất Xuân Lập, huyện Thọ Xuân.
Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng
Thanh Hóa có hệ thống các di tích lịch sử cách mạng đa dạng và phong phú về số lượng cũng như thể loại. Trong những năm qua, các địa phương đã quan tâm, chỉ đạo việc trùng tu, tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng trong giáo dục truyền thống yêu nước, lịch sử cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.