Mức hỗ trợ thấp, các trường học gặp khó trong việc ký hợp đồng với giáo viên
Thanh Hóa là tỉnh thiếu giáo viên trầm trọng nhất cả nước. Để góp phần giải quyết thực trạng này, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh thực hiện ký hợp đồng lao động với những giáo viên đủ điều kiện nhằm đảm bảo công tác giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, mức kinh phí hỗ trợ của các địa phương rất thấp, dẫn đến khó khăn trong việc tuyển giáo viên theo dạng hợp đồng.
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Thanh Hóa đang thiếu gần 13 nghìn giáo viên. Các huyện, thị xã, thành phố phải trích ngân sách, hỗ trợ các trường ký hợp đồng lao động với giáo viên ngoài biên chế. Tuy nhiên, mức hỗ trợ giáo viên hợp đồng chỉ dao động từ 3- 4 triệu đồng/người/ tháng.

Cá biệt, tại một số địa phương, mức hỗ trợ chỉ khoảng 2 triệu đồng/ người/ tháng. Do đó, các nhà trường hết sức khó khăn trong việc ký hợp đồng với giáo viên; và khi ký được rồi, thì lại phải loay hoay tìm cách giữ giáo viên ở lại giảng dạy lâu dài.

Tỉnh Thanh Hóa chưa có quy định cụ thể về việc ký hợp đồng thuê giáo viên ngoài biên chế. Vì vậy, mức hỗ trợ giáo viên hợp đồng gần như phụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách của các địa phương. Do không có quy định, nên dẫn đến tình trạng, mỗi địa phương có một mức hỗ trợ và hình thức hỗ trợ riêng dành cho giáo viên hợp đồng.

Giải quyết tình trạng thiếu giáo viên bằng cách ký hợp đồng với giáo viên ngoài biên chế chỉ giải pháp tình thế, trước mắt. Song, ngay cả trong giải pháp tình thế, mà vẫn còn tồn tại bất cập lớn về thu nhập, thì sẽ rất khó để các giáo viên hợp đồng có thể toàn tâm, toàn ý giảng dạy...

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.