Mường Lát nỗ lực thoát nghèo
Huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, hạ tầng giao thông khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao dẫn đến những khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Tuy nhiên vượt lên mọi khó khăn, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát đã có nhiều nỗ lực giảm nghèo trên cơ sở phát huy nội lực với tinh thần chủ động, sáng tạo và sự hỗ trợ từ các chính sách, nguồn vốn của trung ương, của tỉnh.
Quang Chiểu là một trong những xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Mường Lát. Thời điểm năm 2015, trên địa bàn xã còn tới trên 43% hộ nghèo, cá biệt có bản hộ nghèo chiếm tới trên 80%. Vì vậy Đảng bộ, chính quyền xã xác định xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân là nhiệm vụ then chốt. Với sự hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xã Quang Chiểu đã ưu tiên xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
Giao thông nội đồng được mở rộng, kênh mương được kiên cố hóa tạo điều kiện để xã mở rộng diện tích trồng lúa nước lên 400 ha. Giờ đây những mùa vàng no ấm đang hiện hữu trên những cánh đồng của xã Quang Chiểu. Bà con trong xã cũng dần thay đổi tư duy, không còn trông chờ vào trợ cấp của Nhà nước mà mạnh dạn vay vốn theo điều kiện, khả năng của gia đình để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã Quang Chiểu chỉ còn 28,6% hộ và hơn 200 hộ cận nghèo. Anh Lò Văn Hợp, Bản Pùng, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát chia sẻ: "Rất cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến người dân, nay được Nhà nước đầu tư kênh mương nội đồng, vụ mùa cũng như vụ chiêm đều cấy được hết diện tích hiện có, không còn thiếu nước như trước. Bản đã bê tông hóa đường làng ngõ xóm".
Huyện Mường Lát bước vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 với nhiều khó khăn, thách thức. Nền kinh tế còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tập quán sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện chưa thực sự thoát khỏi tính tự túc, tự cấp. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "Về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã tạo cơ sở để Mường Lát vươn lên. Song vấn đề đặt ra là phương pháp và cách làm để có thể phát triển bền vững.
Một trong những giải pháp trọng tâm được Đảng bộ huyện tập trung triển khai đó là đưa nguồn vốn giảm nghèo đến với người dân để đầu tư sản xuất, tạo sinh kế lâu dài, vươn lên thoát nghèo. Những chương trình tín dụng có vốn vay ưu đãi đã được triển khai thực hiện có hiệu quả theo quy định. Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã chủ động khảo sát nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách để đáp ứng nhu cầu cho vay phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2023, Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường Lát đã cho hơn 5.100 khách hang vay vốn với tổng dư nợ đạt hơn 285 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2022, trong đó tập trung vào 5 chương trình tín dụng: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay tạo việc làm, cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất.
Ông Đỗ Tất Nguyên, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mường Lát cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện rà soát nhu cầu vay vốn trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, góp phần giảm tỷ lệ hô nghèo. Hàng tháng cán bộ chính sách đã hướng dẫn bà con sử dụng vốn vay, phát huy hiệu quả nguồn vốn. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được vay vốn, cán bộ ngân hàng đã xuống tận thôn, bản".
Hiện nay 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mường Lát đã triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Từ nguồn vốn chương trình, huyện đã đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, hỗ trợ sinh kế cho người dân, cải thiện dinh dưỡng, phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, từng bước nâng cao thu nhập; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Chương trình giảm nghèo đã tạo ra nguồn lực đầu tư rất lớn để huyện tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.
Năm 2022, huyện Mường Lát đã có 859 hộ thoát nghèo; 305 hộ thoát cận nghèo, toàn huyện còn 4.203 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 47,71%). Ước đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 39,34% giảm 16,8% so với năm 2021, bình quân giảm 8,4%/năm; đạt 119,7% mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 25,2 triệu đồng. Sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại trên địa bàn từng bước phát triển; kết cấu hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa thôn, công sở xã, nước sinh hoạt, các công trình giao thông, thủy lợi, khắc phục thiên tai, xây dựng các khu tái định cư và các công trình phụ trợ khác… được quan tâm đầu tư. Cùng với đó là dịch vụ thương mại trên địa bàn cũng phát triển khá đa dạng phong phú, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.
Ông Mai Xuân Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mường Lát cho biết: "Huyện Mường Lát thực hiện song hành các chương trình mục tiêu quốc gia. Các chương trình đều hướng tới mục tiêu giảm nghèo. Có rất nhiều mô hình dự án phù hợp với các điều kiện miền núi. Đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp cho kinh tế của huyện thay đổi đáng kể. Là chương trình rất thiết thực phù hợp với địa bàn huyện".
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mường Lát vẫn còn những hạn chế, như: tiến độ giải ngân kinh phí thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn chậm. Trong cơ cấu kinh phí phân bổ cho các đơn vị chủ trì thực hiện, kinh phí phân bổ cho cấp xã làm chủ đầu tư chưa thực hiện được. Kết quả xóa đói giảm nghèo chưa thật sự bền vững, các hộ nghèo chủ yếu là thuần nông, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; chênh lệch thu nhập giữa các hộ, nhóm hộ, các vùng, các dân tộc vẫn còn cao; tình trạng người nghèo, thậm chí một số cấp ủy, chính quyền địa phương ở cơ sở vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nhà nước và cấp trên; tình trạng lao động trong các hộ nghèo chưa qua đào tạo, trình độ học vấn còn thấp.
Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của huyện sẽ lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nông thôn mới, Nghị quyết số 11 ngày 29/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy "Về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" để hỗ trợ thực hiện cùng chương trình giảm nghèo. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và sẽ được triển khai thường xuyên, lâu dài. Cùng với sự quan tâm của trung ương và của tỉnh, huyện Mường Lát sẽ chủ động vận dụng những cơ chế, chính sách một cách tốt nhất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Chặng đường phía trước đối với huyện Mường Lát vẫn còn nhiều gian nan, thách thức nhưng cũng có không ít thời cơ, thuận lợi. Với tinh thần đổi mới, quyết tâm, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát đang tiếp tục nỗ lực, phấn đấu không ngừng, với mục tiêu đến năm 2030 thoát khỏi huyện nghèo.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.