Năm 2020, dân số Hà Nội chạm mốc ước tính cho năm… 2050
Báo cáo kết quả giám sát thực hiện luật Thủ đô, UB Pháp luật của Quốc hội cho biết, đến năm 2020, dân số Hà Nội sẽ đạt gần 10,5 triệu người, gần bằng mức dự báo đến năm 2050 đưa ra trước đó. Mức tăng dân số trung bình 3%/năm vượt quá xa so với dự kiến.

Hà Nội đang đối mặt với rất nhiều vấn đề xã hội do việc tăng dân số vượt quá mức dự tính
Tăng dân số vượt xa dự kiến
Báo cáo chỉ ra không ít hạn chế trong việc thực hiện quy định về quản lý dân cư tại điều 19 của Luật Thủ đô.
Theo quy định tại Điều 19 của luật Thủ đô thì dân cư trên địa bàn Hà Nội được quản lý với quy mô, mật độ, cơ cấu theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. HĐND Hà Nội ban hành chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành; phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng Thủ đô phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát vào nội thành.
Luật Thủ đô còn quy định cụ thể việc đăng ký thường trú ở ngoại thành và nội thành. Mục đích của Điều 19 là nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý dân cư tại Hà Nội phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng thủ đô, thu hút, khuyến khích người dân sống ở ngoại thành và kiểm soát chặt chẽ việc nhập cư tự phát vào nội thành.
Kết quả giám sát cho thấy quy mô dân số tăng quá nhanh, vượt xa dự kiến trong Quy hoạch chung xây dựng thủ đô.
Báo cáo nêu rõ, mặc dù quy hoạch chung xây dựng thủ đô đặt mục tiêu đến năm 2020 dân số tăng khoảng từ 7,3 - 7,9 triệu người nhưng đến năm 2017, theo báo cáo của Chính phủ, dân số Hà Nội đã trên 9,6 triệu người (lớn hơn dân số dự báo đến năm 2030).
Với tốc độ tăng trung bình 3%/năm thì đến năm 2020 dân số ước tính sẽ xấp xỉ 10,5 triệu người (gần bằng dân số dự báo đến năm 2050), vượt quá xa so với dự kiến.
UB Pháp luật cho rằng, điều này cho thấy việc quản lý dân cư với quy mô dân số theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô chưa bám sát được mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Chung cư cao tầng tiếp tục mọc trong nội đô
Cơ quan giám sát cũng nhận xét, dân số cơ học tăng nhanh ở cả nội thành và ngoại thành. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đề ra nhiệm vụ hạn chế sự gia tăng dân số cơ học trong khu vực nội đô lịch sử nhưng qua giám sát cho thấy, tổng dân số trung bình của 4 quận này vẫn tăng đều qua các năm (từ năm 2013 đến năm 2017). Việc kiểm soát sự gia tăng dân số cơ học tại khu vực nội đô lịch sử chưa đạt được các yêu cầu đã đặt ra theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ, năm 2013, tổng số dân số của 4 quận nội đô lịch sử (bao gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) là 970.000 người; năm 2014, dân số là 1,09 triệu người (tỷ lệ tăng dân số đạt 113,21%) và đến năm 2017, con số này lên tới 1,13 triệu người (tỷ lệ tăng dân số đạt 117,33%).
Dân số ở các huyện ngoại thành như Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh tăng đều hàng năm và vượt quy hoạch. Đến năm 2017, tổng số dân số trung bình của các quận, huyện Long Biên, Gia Lâm, Mê Linh, Đông Anh là khoảng 3,58 triệu người, vượt quá quy hoạch cho phép khoảng 1,88 triệu người.
Mức tăng dân số mạnh nhất là ở những quận có các khu đô thị mới. Thống kê cho thấy, số lượng người nhập cư vào các quận Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân là khá cao, năm 2013 là 33.900 người, đến năm 2017 là 78.100 người.
Cơ quan giám sát cảnh báo, 6 quận nội thành có tốc độ đô thị hóa cao gồm Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Cầu Giấy có mật độ dân số cao nhất, trung bình đều trên 30.500 người/km2, vượt xa so với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (đến năm 2030). Mật độ dân cư đông, quá tải đã tác động mạnh đến công tác quản lý dân cư, bảo đảm an ninh trật tự, giao thông đô thị và bảo vệ môi trường trên địa bàn thủ đô.
Qua giám sát còn cho thấy, tại nhiều khu đô thị mới, chung cư cao tầng, do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết theo hướng tăng mật độ xây dựng, tăng chiều cao các tòa nhà và giảm phần diện tích công cộng. Chính vì vậy, mật độ dân số tại các khu vực này dù vừa mới xây dựng xong đã trở nên quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Ở các quận nội đô lịch sử, nhiều dự án chung cư cao tầng vẫn tiếp tục được xây dựng khiến dân số ở nội đô không những không giảm mà tiếp tục tăng, cơ quan giám sát nhấn mạnh.
Qua thống kê sơ bộ trong năm 2017 cho thấy, quận Ba Đình có 7 dự án chung cư cao tầng, quận Đống Đa có 7 dự án, quận Hai Bà Trưng có 6 dự án, báo cáo giám sát nêu con số.
Trong sự chật chội trên, thì giải pháp quản lý dân cư bằng biện pháp hành chính quy định trong luật Thủ đô không đạt hiệu quả như kỳ vọng, chưa phải là giải pháp cơ bản, tối ưu để quản lý dân cư.
Chỉ rõ trách nhiệm, UB Pháp luật cho rằng, chính quyền Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ trong công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng và thẩm định các khu chung cư cao tầng tại các quận nội thành Hà Nội, nhất là ở các quận nội đô lịch sử, tình trạng điều chỉnh quy hoạch chi tiết diễn ra khá phổ biến.
Cơ quan giám sát đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc soạn thảo, tiếp thu, chỉnh lý và trình cấp có thẩm quyền để xảy ra tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết luật Thủ đô; trách nhiệm trong việc chậm thực hiện các quy định về di dời các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, cơ sở giáo dục trong khu vực nội thành Hà Nội ra ngoại thành; trách nhiệm trong công tác lập, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch chi tiết với thời hạn hoàn thành chậm nhất là tháng 3/2019.
P.Thảo /Dân Trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Xây dựng phê duyệt thu phí 5 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây.

Thọ Xuân công bố đặt tên đường, phố trên địa bàn huyện
Sáng ngày 6/5, UBND huyện Thọ Xuân đã tổ chức công bố Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc đặt tên đường phố trên điạ bàn thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng.

Giải quyết thủ tục hành chính liên tục trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các nhiệm vụ theo đúng kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, các địa phương vẫn đảm bảo tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên tục, đồng bộ, thông suốt, hiệu quả, phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Dự báo nắng nóng vùng núi Thanh Hóa
Trưa nay (06/5), khu vực vùng núi tỉnh Thanh Hóa ngày trời nắng, có nơi nắng nóng với nhiệt độ không khí lúc 13h00 phổ biến từ 32 - 35 độ C; độ ẩm tương đối từ 65 - 70%.

Thăm hỏi, động viên nạn nhân tai nạn lao động
Nhân tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025, chiều ngày 5/5, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, động viên thân nhân người bị tai nạn lao động tại một số địa phương trong tỉnh

Thành phố Sầm Sơn đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông
Để phục vụ mùa du lịch 2025, UBND thành phố Sầm Sơn đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trật tự đô thị. Các lực lượng chức năng của thành phố đã tăng cường tuyên truyền, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh buôn bán.

Những người chiến sĩ giải phóng quân quê Thanh trên vùng đất Đắk Lắk
Sau khi tham gia vào chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, rất nhiều chiến sĩ giải phóng quân quê Thanh Hóa đã ở lại tỉnh Đắk Lắk để sinh sống và lập nghiệp. Họ coi Đắk Lắk là quê hương thứ 2 và tiếp tục nỗ lực đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng vùng đất có máu xương của những người đồng đội.

Nắng nóng có khả năng kéo dài đến khi nào?
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài đến ngày 09/05.

Thủ tướng yêu cầu giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện số 56 ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Thanh Hóa đã khởi công 7.686 căn nhà xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn
Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Thanh Hóa, từ khi phát động triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát đến thời điểm ngày 20/4/2025; toàn tỉnh đã khởi công được 7.686 căn nhà, trong đó số nhà đã hoàn thành và được cấp kinh phí là 5.876 căn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.