Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 53,65%
Với mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 53,65% trong năm 2024, ngay từ đầu năm nhiều giải pháp thiết thực đã được ngành lâm nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chủ động, tích cực triển khai.
Một trong những giải pháp quan trọng được ngành lâm nghiệp Thanh Hoá thực hiện đó là tuyên truyền, hướng dẫn các chủ rừng nâng cao trách nhiệm, bảo vệ, chăm sóc rừng đúng qui trình kỹ thuật. Ngành cũng đã phối hợp với các đơn vị, địa phương chủ động chuyển đổi một số diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng keo lai và cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng phòng hộ.
Tại 27 huyện, thị xã, thành phố công tác kết hợp thực hiện các giải pháp lâm sinh, như: làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng, nâng cao chất lượng, trữ lượng rừng luôn được đẩy mạnh. Việc chỉ đạo phát triển diện tích rừng gỗ lớn lên gần 60 nghìn ha, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ươm, trồng rừng đã được đẩy mạnh, qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ.
Bà Phạm Thị Nhị, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Thanh Hoá hiện có hơn 650 nghìn ha rừng và đất lâm nghiệp, năm 2023 tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 52%, với nhiều diện tích có địa hình phức tạp, đồi núi cao và độ dốc lớn. Vì vậy để triển khai công tác nâng cao độ che phủ một cách bền vững, cùng với việc tăng cường hướng dẫn các chủ rừng tập trung chăm sóc, bảo vệ, ngành lâm nghiệp còn triển khai nhân rộng các mô hình trồng rừng gắn với bảo vệ rừng tận gốc.
Trong năm 2024, để trồng mới thêm được hơn 10 nghìn ha rừng góp phần nâng cao độ che phủ, từ đầu năm ngành đã thực hiện kiểm kê thực tế để sản xuất cây giống đúng tiêu chuẩn, tập trung rà soát các diện tích đất để bố trí trồng những loại cây phù hợp, đăc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao. Tại các địa phương, công tác rà soát các diện tích có cây gỗ tái sinh được quan tâm triển khai, qua đó góp phần xác định những diện tích có khả năng phát triển thành rừng, đưa vào khoanh nuôi, đẩy mạnh quá trình phủ xanh đất trống đồi trọc.
Kỷ luật cảnh cáo cô giáo có hành vi bạo lực với học sinh
UBND thị xã Bỉm Sơn đã có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với cô giáo có hành vi bạo lực với nhiều học sinh tại Trường Tiểu học Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn.
Huyện Thọ Xuân tổng kết công tác quốc phòng an ninh năm 2024
Chiều 2/1, huyện Thọ Xuân tổ chức tổng kết Quốc phòng - an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Công an thành phố Thanh Hoá tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn
Thông thường cứ vào dịp nghỉ lễ, Tết mọi người gặp gỡ, sum họp, liên hoan thường sử dụng rượu bia nên khi tham giao thông tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Trước thực trạng trên, lực lượng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Thanh Hóa đã tăng cường xử lý nồng độ cồn dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Nâng độ tuổi tối đa của lái xe khách từ 1/1/2025
Từ 1/1/2025, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 chính thức có hiệu lực, với nhiều quy định mới bổ sung so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008 để phù hợp với tình hình thực tiễn và tốc độ phát triển của giao thông hiện nay. Trong đó có quy định về nâng độ tuổi tối đa của lái xe ô tô khách.
Xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông gần 28 tỷ đồng trong ngày 1/1/2025
Trong ngày đầu tiên năm 2025, toàn quốc có 13.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông bị Cảnh sát giao thông phát hiện và xử phạt với gần 28 tỷ đồng.
Kiên quyết không để tội phạm truy nã ngoài vòng pháp luật
Trên mặt trận đấu tranh với các loại tội phạm thì nhiệm vụ bắt đối tượng truy nã luôn đầy cam go, thử thách. Nhiều vụ án phức tạp, đối tượng bỏ trốn phải phát lệnh truy nã khiến vụ án kéo dài, thậm chí đến hàng chục năm. Nhiều đối tượng sau khi bỏ trốn đã thay tên đổi họ, tên, thay đổi hình dáng, khác xa so với nhân dạng ban đầu… Nhiều đối tượng cắt đứt mọi liên lạc với gia đình, người thân; bặt vô âm tín. Nhưng bằng sự kiên trì, bền bỉ và quyết tâm không để các đối tượng phạm tội nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, lực lượng Công an Thanh Hóa đã nỗ lực lần tìm các manh mối dù là nhỏ nhất, bắt các đối tượng về quy án.
Thanh Hóa duy trì và phát triển hoạt động của hơn 700 phòng họp trực tuyến
Hiện nay, tỉnh Thanh Hoá đang duy trì hoạt động của hơn 700 phòng họp trực tuyến từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống phòng họp trực tuyến phát huy hiệu quả rõ rệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.
Hơn 100 hộ dân ở Cẩm Thuỷ mong mỏi từng ngày có nước sạch
Năm 2014, UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt Dự án cấp nước sạch cho xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thuỷ và xã Yên Lâm, huyện Yên Định. Dự án đi vào hoạt động từ năm 2022 đã góp phần cung cấp nước sạch cho Nhân dân sử dụng. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 130 hộ thuộc xã Cẩm Vân vẫn chưa được đấu nối nước sạch. Trong khi đó, nguồn nước tự nhiên ở khu vực này lại ngày càng khan hiếm. Có thể nói, nước sạch chính là nhu cầu bước thiết nhất của các hộ dân ở Cẩm Vân vào thời điểm này.
Đã xác thực sinh trắc học hơn 63,6 triệu khách hàng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có hơn 63,6 triệu khách hàng được thu thập và đối chiếu thông tin sinh trắc học. Để kịp tiến độ, nhiều ngân hàng đã tăng cường làm việc, đặc biệt vào cuối tuần, nhằm hoàn tất xác thực sinh trắc học cho 100% khách hàng giao dịch trực tuyến trước ngày 1/1/2025.
Việt Nam xếp hạng 71/193 quốc gia về Chính phủ điện tử
Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024 (EGDI) của Liên hợp quốc, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022. Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm EGDI ở mức rất cao và có vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc năm 2003.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.