Rừng phòng hộ
Quản lý, bảo vệ rừng và phòng chống buôn lậu lâm sản dịp cuối năm
Những tháng cuối năm là thời điểm các đối tượng thường lợi dụng sơ hở để khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản, việc xâm lấn rừng và khai thác rừng cũng diễn biến phức tạp hơn. Thời điểm này, công tác tuần tra, phòng chống buôn lậu lâm sản, tăng cường quản lý, bảo vệ rừng luôn được lực lượng kiểm lâm đặt lên hàng đầu.
Thường trực HĐND khảo sát việc quản lý, sử dụng, bàn giao đất nông, lâm trường tại một số đơn vị
Ngày 12/10, Đoàn khảo sát của Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với ở Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH Một thành viên Cao su Thanh Hóa về việc quản lý, sử dụng, bàn giao đất nông, lâm trường của các công ty, Ban quản lý rừng phòng hộ, nông, lâm trường cho địa phương để giao cho Nhân dân sản xuất từ năm 2019 đến ngày 30/6/2024.
Thường trực Hội đồng Nhân dân khảo sát việc quản lý, sử dụng, bàn giao đất nông, lâm trường tại huyện Cẩm Thủy
Ngày 09/10, Đoàn khảo sát của Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh đã có buổi làm việc với huyện Cẩm Thủy về việc quản lý, sử dụng, bàn giao đất nông, lâm trường cho các địa phương để giao cho Nhân dân sản xuất từ năm 2019 đến ngày 30/6/2024.
Lang Chánh: Còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất nông lâm trường
Kết quả cuộc khảo sát mới đây của của Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hoá tại huyện Lang Chánh cho thấy: công tác quản lý, sử dụng, bàn giao đất nông, lâm trường cho các địa phương để giao cho Nhân dân sản xuất hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng
Từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2024, Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân đã hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng cây giống, tổ chức cho các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp trồng mới, trồng lại rừng đã khai thác theo quy định được hơn 2.000 ha rừng sản xuất.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang nghe báo cáo Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát
Chiều ngày 29/7, đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo “Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Tăng cường các giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng phòng hộ ven biển
Các huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 6.400 ha rừng phòng hộ, chủ yếu là rừng thông với lớp thực bì dày, dễ cháy. Vào mùa nắng nóng, người dân và khách du lịch thường có nhiều hoạt động trải nghiệm, ra vào rừng, dễ phát sinh nguồn lửa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Do vậy, lực lượng kiểm lâm các huyện ven biển đã triển khai, tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp cấp bách về phòng cháy, chữa cháy rừng tại các khu vực này.
Năm 2024, Thanh Hoá phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 53,65%
Với mục tiêu phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 53,65% trong năm 2024, ngay từ đầu năm nhiều giải pháp thiết thực đã được ngành lâm nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chủ động, tích cực triển khai.
Người dân huyện Thường Xuân hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng
Thường Xuân là huyện có diện tích cung ứng dịch vụ môi trường lớn nhất trong các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nhờ nguồn kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng, người dân đã có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống cũng như đầu tư phát triển các mô hình kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thanh Hóa còn hơn 11.370 vụ vi phạm xây dựng
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn tồn tại hơn 11.370 vụ vi phạm xây dựng các công trình trái phép trên diện tích gần 155.000 ha đất nông nghiệp nhưng chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm.
Phát triển các mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng ở miền núi
Nhiều năm qua, ngành Nông nghiệp Thanh Hóa đã tranh thủ các chương trình, dự án của tỉnh và Trung ương, kêu gọi các doanh nghiệp triển khai một số mô hình nghiên cứu và trồng dược liệu dưới tán rừng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, góp phần bảo vệ bền vững đa dạng sinh học rừng, mở ra hướng phát triển sinh kế mới cho người dân miền núi.
Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 681
Chỉ thị số 681 "Về việc phân công đảng viên đồn Biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới" do Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội biên phòng Việt Nam ban hành là một bước cụ thể hóa công tác dân vận của Đảng. Qua 4 năm thực hiện Chỉ thị số 681, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa đã góp phần tích cực trong việc tham gia củng cố cơ sở chính trị, từng bước làm thay đổi nhận thức của đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Đảng bộ huyện Thường Xuân với công tác luân chuyển cán bộ
Xác định công tác cán bộ là khâu then chốt trong xây dựng Đảng, thời gian qua, Huyện ủy Thường Xuân đã triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Quy định số 98 (ngày 07/10/2017) của Bộ Chính trị và các Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp. Từ đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương trong giai đoạn mới.
Ngày làm việc thứ 2 phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11
Sáng 25/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11/2022 tiếp tục ngày làm việc thứ hai, thảo luận, cho ý kiến vào một số quy định, đề án thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các Ủy viên UBND tỉnh.
Hiệu quả từ chính sách dịch vụ môi trường rừng
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai tại Thanh Hóa từ năm 2012. Sau 10 năm thực hiện, chính sách này đã khẳng định được vai trò, hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững, góp phần giữ gìn môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống, cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân.