Nấm linh chi không có nhiều tác dụng như đồn thổi
Trong hơn 17.000 bài thuốc đông y, chỉ có duy nhất 1 bài thuốc có nấm linh chi. Loại nấm này không có nhiều tác dụng như đồn thổi.
Nhập viện sau 3 tháng uống linh chi (!?)
BV Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn T. (61 tuổi) từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên trong tình trạng suy thận độ 4, suy gan nặng.
Bác sĩ phải chỉ định lọc máu cấp cứu, tuy nhiên từ 21/10 đến nay, tình trạng bệnh nhân vẫn tiếp tục nặng lên. Hiện bệnh nhân T. đang hôn mê, phải thở máy, tiên lượng dè dặt.
Gia đình cho biết, ông T. có tiền sử bị viêm gan B và suy thận độ 3. Ba tháng nay, ông T. uống nấm linh chi liên tục. Tuy nhiên 1 tháng trở lại đây, da ông T. ngày càng vàng, điều trị tại tuyến dưới nhưng bệnh ngày càng nặng thêm nên từ 16/10, gia đình chuyển ông T. đến BV 108.
Thầy thuốc Nhân dân - bác sĩ cao cấp Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn T. cần xem xét kĩ nguyên nhân.
Thứ nhất, cần xem nấm ông T. uống có phải nấm linh chi hay không. Thứ hai, sản phẩm nấm linh chi đó có nguồn gốc rõ ràng, có chất bảo quản độc hại hay không, nếu có dễ gây nhiễm độc.
![]() |
Trường hợp thứ ba, nếu loại nấm ông T. uống có nguồn gốc rõ ràng, an toàn nhưng vì quá tin tưởng vào nấm linh chi, chỉ uống nấm kéo dài mà ngưng dùng các loại thuốc điều trị viêm gan B và suy thận thì bệnh nặng lên là do lỗi của bệnh nhân. Đây là sai lầm rất nghiêm trọng.
TS Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết thêm, để xác định chính xác nguyên nhân khiến tình trạng bệnh nhân nặng lên cần xem xét nhiều khía cạnh, trong đó có chế độ ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra cần xem loại nấm ông T. uống có phải linh chi hay loại nấm khác.
Nấm linh chi chỉ như một loại trà
BS Hướng cho biết, nấm linh chi về cơ bản lành tính, có vị đắng, tính hàn. Trên thế giới có 6 loại linh chi, dựa theo màu sắc gồm: linh chi đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, tím.
Tại Việt Nam mới tìm ra và nuôi trồng được linh chi vàng và đỏ. Gần đây, thêm một người dân ở Tây Nguyên tìm được linh chi đen.
“Tôi khẳng định linh chi là 1 loại trà để giải độc gan thận thôi chứ không phải một vị thuốc chữa bệnh. Trong 17.000 bài thuốc đông y, duy chỉ có 1 bài thuốc có linh chi”, BS Hướng nhấn mạnh.
Ông cũng nói rõ, nhiều người nói nấm linh chi có thêm tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư, chữa được bệnh nọ, bệnh kia nhưng đây đều là những lời nói quá, thần thánh hoá. Nấm linh chi chỉ tốt vừa phải.
“Uống linh chi cũng như uống nước trà nhưng nghĩ nó là thần dược, không uống thuốc men gì cả thì bệnh nặng là đương nhiên”, BS Hướng nói.
Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, linh chi vốn là loại nấm mọc trên cây lim, nếu mọc trên những cây khác thì tác dụng không còn nhiều, trong khi ở Việt Nam, rừng lim đã không còn, chỉ còn rất ít cây đơn lẻ. Theo đó, những loại nấm linh chi được nuôi trồng cũng chỉ có tác dụng vừa phải.
TS Phùng Tuấn Giang cũng cho biết, hầu hết linh chi đưa về Việt Nam chỉ còn bã, không còn nhiều tác dụng. Nấm linh chi được nuôi cấy cũng có tác dụng không bằng nấm tự nhiên.
“Để giữ lại các tinh chất quý trong nấm linh chi, khi hái cần phải đúng thời điểm, tốt nhất là thời điểm lúc ra hoa khi nấm có lớp phấn bên ngoài (bào tử nấm). Trong khi hầu hết nấm linh chi ở Việt Nam đã qua giai đoạn này, lấy ở giai đoạn muộn cũng chỉ như gỗ thôi”, TS Giang chia sẻ.
Để hiệu quả tối ưu, lớp vỏ cứng của bào tử nấm cần được tách bỏ vì khi uống gây táo bón, khó tiêu hoá. Sau đó, phải dùng công nghệ nano hoá, bào chế thành các viên nhỏ.
TS Giang cũng khuyến cáo người dân không nên đun nấu nấm linh chi lấy nước uống, vì cách này chỉ lấy được 30% dưỡng chất, 70% dưỡng chất còn lại không tan trong nước. Muốn tan phải sử dụng thêm các công nghệ để bào chế.
Dù lành tính nhưng không nên uống quá nhiều nấm linh chi, có thể gây hạ đường huyết, co cơ, chuột rút, hạ huyết áp.
Theo Thúy Hạnh/Vietnamnet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.

Khoảng 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050
Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% - 90% trẻ em ở Châu Á, bao gồm Việt Nam, có thể bị cận thị vào năm 2050.

Ngân hàng máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn EU-GMP
Ngân hàng máu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU – GMP (Thực hành sản xuất tốt theo quy chuẩn châu Âu). Việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU-GMP đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực huyết học – truyền máu tại Thanh Hóa.

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ ở tất cả các bộ phận, đảm bảo thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Nguy hại từ trào lưu uống nước chanh liều cao
Thời gian gần đây, trào lưu uống nước cốt chanh liều cao vào buổi sáng khi bụng đói để thanh lọc cơ thể, thải độc và chữa bệnh đang lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và nhiều người làm theo. Nhiều video, hình ảnh, bình luận chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, hướng dẫn mọi người cách uống nước cốt chanh, uống thật nhiều, uống liều cao với niềm tin có thể "tiêu tan" mọi loại bệnh. Liệu trào lưu này có thực sự tốt cho sức khỏe? Và để làm rõ vấn đề này, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Quang Trung, Phó Trưởng Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 3700/VPCP-KGVX ngày 28/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.