Năm nhuận là gì?
Nếu không có năm nhuận thì lịch không thể khớp với bốn mùa được.

Julius Caesar – người đã quyết định cứ 4 năm một lần, tháng 2 sẽ có ngày nhuận.
Ai cũng biết một năm có 365 ngày, nhưng thật ra nếu năm nào cũng chằn chặn 365 ngày thì lại không khớp với một vòng quĩ đạo Trái Đất quay quanh mặt trời.
Để làm cho lịch đếm ngày tháng năm do con người nghĩ ra đồng nhất hoàn toàn với các chu trình vận hành của tự nhiên thì cần có một số điều chỉnh bất thường. Cứ mỗi 4 năm thì có 1 năm tháng Hai gồm 29 ngày chứ không phải 28 ngày như bình thường, và năm 2020 tới đây sẽ là năm có tháng Hai 29 ngày.
Nghe có vẻ hơi rắc rối, nhưng có năm nhuận thực sự là cần thiết.
Do đâu mà có năm nhuận?
Nếu Trái Đất quay 1 vòng quanh mặt trời vừa đúng bằng 365 ngày thì không cần có năm nhuận. Nhưng trên thực tế, để đi hết 1 vòng quĩ đạo của mình quanh mặt trời, Trái Đất phải mất 365,2422 ngày. Như vậy sau đúng 365 ngày, Trái Đất chưa trở về đúng điểm xuất phát ban đầu trên vòng quĩ đạo.
Chặng đường còn thiếu của 0,2422 ngày dù là nhỏ nhưng càng lâu càng tích lại thành dài. Nếu cứ mãi mãi chỉ có các năm đúng 365 ngày thì lịch sẽ bị chậm lại so với thời tiết các mùa, và tính ra sau 3 thế kỉ, ngày mùng 1 tháng 1 sẽ rơi vào mùa thu; sau 6 thế kỉ, ngày này sẽ rơi vào mùa hè.
Thành Rome của nước Ý đã rơi vào tình trạng này trong thế kỉ 1 trước Công nguyên. Khi đó lịch đã bị chậm đúng 2 tháng so với mùa tự nhiên, và theo như lời của nhà sử học Richard Armstrong của Trường đại học Houston, Mỹ, thì “lịch La Mã khi đó hoàn toàn sai lệch”.
Ai đã phát minh ra năm nhuận?
Vào năm 46 trước Công nguyên, Julius Caesar – danh tướng đồng thời là nhà chính trị lỗi lạc của đế chế La Mã – tuyên bố năm đó sẽ kéo dài 445 ngày để đưa lịch trở về khớp với thời gian các mùa trong năm. Để tránh tình trạng rắc rối có thể tái diễn, Caesar đã qui định lịch mới (mà ngày nay gọi là lịch Julius) thêm một ngày vào tháng Hai cứ mỗi 4 năm 1 lần.
Đó là sự ra đời của năm nhuận như ngày nay chúng ta biết, nhưng như thế vẫn chưa hết. Lịch Julius tính ra mỗi năm trung bình dài 365,25 ngày là chính xác hơn nhiều so với lịch La Mã trước đó vẫn dùng nhưng vẫn chưa hoàn toàn khớp với năm thực tế của mặt trời.
Vào thế kỉ XVI, sự thiếu chính xác này đã làm sai lệch 10 ngày. Để khắc phục điều đó, Giáo hoàng Gregory XIII đã thay lịch Julius bằng lịch Gregory, hay chính là dương lịch chúng ta đang dùng ngày nay. Giáo hoàng Gregory cũng đã điều chỉnh lịch năm đó để đưa thời điểm tính mùa và tính ngày nghỉ lễ trở về đúng thời điểm ban đầu bằng cách trừ thời gian của năm nhuận khi đó, tức là ngày 4/10/1582 rồi đến ngày 15/10/1582.
Có phải nước nào cũng áp dụng lịch có năm nhuận không?
Người cổ đại xưa kia tính thời gian theo chuyển động của mặt trăng và Trái Đất và đã biết rằng mỗi năm không chia đều chằn chặn thành các ngày hay tháng khớp với lịch mặt trăng, vì vậy họ đã nghĩ ra một số cách để giải quyết vấn đề này.
Các lịch Hindu, Trung Quốc và Do Thái có tháng nhuận để điều chỉnh lịch khớp với các mùa trong năm. Các ngày lễ cổ truyền vẫn tính theo lịch mặt trăng (âm lịch) vì thế hơi lệch một chút so với ngày và tháng theo lịch Gregorian (dương lịch mà chúng ta đang sử dụng ngày nay).
Người Ai Cập cổ đại tính một năm cố định là 365 ngày, nhưng đến năm 238 trước Công nguyên thì vua Ptolemy III đã nghĩ ra lịch năm nhuận, thời điểm này còn trước cả lịch của Julius Caesar. Và nhà thiên văn học người Ba Tư tên là Omar Khayyam đã đo được thời gian thực sự của một năm là 365, 24219858156 ngày trước cả 5 thế kỉ so với Giáo hoàng Gregory XIII và Omar Khayyam cũng phát minh ra cách tính năm nhuận rất chi tiết để khớp với độ dài của một năm thực tế.
Năm 1973, hai nhà nghiên cứu lịch sử toán học người Nga tên là Adolph Yushkevich và Boris Rosenfeld đã phân tích cách tính toán của Khayyam và nhận thấy nó cực kì chính xác so với lịch Gregory (dương lịch).
Lịch chúng ta đang sử dụng có cần thay đổi nữa không?
Theo Yushkevich và Rosenfeld, lịch hiện nay của chúng ta vẫn còn chính xác trong 3.333 năm nữa, tức là vào khoảng năm 5000 chúng ta sẽ phải quyết định có thêm một ngày nhuận nữa hay không, hay là điều chỉnh lại lịch.
Các hành tinh khác có năm nhuận không?
Các hành tinh có tốc độ tự xoay quanh mình, tốc độ di chuyển trên quĩ đạo của mình khác nhau, vì thế nếu chúng ta muốn dùng lịch để theo dõi lịch trình năm của chúng thì phải tính lịch nhuận riêng cho mỗi hành tinh.
“Giây” nhuận là gì?
Kể từ năm 1972 đến nay đã có 27 lần Cơ quan quốc tế Hệ thống Qui chiếu và Chuyển động Trái Đất (IERS – tổ chức quốc tế chuyên theo dõi chuyển động của Trái Đất trong vũ trụ) thêm một giây “nhuận” cho một ngày trong năm. Lí do của việc này là do ảnh hưởng lực kéo của mặt trời và mặt trăng, tốc độ di chuyển của Trái Đất bị chậm lại và kéo dài ngày thêm. Mặc dù chỉ thêm 1 tí xíu thôi nhưng ở thời đại đồng hồ nguyên tử ngày nay thì một giây cũng phải điều chỉnh.
Thời điểm có giây nhuận gần đây nhất là vào nửa đêm ngày 31/12/2016. Nhờ có giây nhuận này mà ngày Trái Đất đã trở lại khớp với thời gian của Giờ quốc tế - là giờ tính theo đồng hồ chuẩn trên mạng internet được áp dụng trên toàn cầu cũng như áp dụng cho hàng không và các ứng dụng cần độ chính xác cao khác. Nhưng không giống như năm nhuận, chúng ta không thể dự báo trước thời điểm có giây nhuận vì chuyển động tự xoay của Trái Đất dao động bất qui tắc trong điều kiện thời tiết thay đổi cũng như do sự chuyển động của các khối đá nóng nằm sâu trong lòng đất.
Rất có thể lần tới có giây nhuận sẽ vào ngày 30/6/2020, mà cũng có thể không. Chúng ta chẳng thể làm gì khác ngoài việc chờ xem các chuyên gia “cảnh sát thời gian” xử lí ra sao.

Julius Caesar – người đã quyết định cứ 4 năm một lần, tháng 2 sẽ có ngày nhuận.
Ai cũng biết một năm có 365 ngày, nhưng thật ra nếu năm nào cũng chằn chặn 365 ngày thì lại không khớp với một vòng quĩ đạo Trái Đất quay quanh mặt trời.
Để làm cho lịch đếm ngày tháng năm do con người nghĩ ra đồng nhất hoàn toàn với các chu trình vận hành của tự nhiên thì cần có một số điều chỉnh bất thường. Cứ mỗi 4 năm thì có 1 năm tháng Hai gồm 29 ngày chứ không phải 28 ngày như bình thường, và năm 2020 tới đây sẽ là năm có tháng Hai 29 ngày.
Nghe có vẻ hơi rắc rối, nhưng có năm nhuận thực sự là cần thiết.
Do đâu mà có năm nhuận?
Nếu Trái Đất quay 1 vòng quanh mặt trời vừa đúng bằng 365 ngày thì không cần có năm nhuận. Nhưng trên thực tế, để đi hết 1 vòng quĩ đạo của mình quanh mặt trời, Trái Đất phải mất 365,2422 ngày. Như vậy sau đúng 365 ngày, Trái Đất chưa trở về đúng điểm xuất phát ban đầu trên vòng quĩ đạo.
Chặng đường còn thiếu của 0,2422 ngày dù là nhỏ nhưng càng lâu càng tích lại thành dài. Nếu cứ mãi mãi chỉ có các năm đúng 365 ngày thì lịch sẽ bị chậm lại so với thời tiết các mùa, và tính ra sau 3 thế kỉ, ngày mùng 1 tháng 1 sẽ rơi vào mùa thu; sau 6 thế kỉ, ngày này sẽ rơi vào mùa hè.
Thành Rome của nước Ý đã rơi vào tình trạng này trong thế kỉ 1 trước Công nguyên. Khi đó lịch đã bị chậm đúng 2 tháng so với mùa tự nhiên, và theo như lời của nhà sử học Richard Armstrong của Trường đại học Houston, Mỹ, thì “lịch La Mã khi đó hoàn toàn sai lệch”.
Ai đã phát minh ra năm nhuận?
Vào năm 46 trước Công nguyên, Julius Caesar – danh tướng đồng thời là nhà chính trị lỗi lạc của đế chế La Mã – tuyên bố năm đó sẽ kéo dài 445 ngày để đưa lịch trở về khớp với thời gian các mùa trong năm. Để tránh tình trạng rắc rối có thể tái diễn, Caesar đã qui định lịch mới (mà ngày nay gọi là lịch Julius) thêm một ngày vào tháng Hai cứ mỗi 4 năm 1 lần.
Đó là sự ra đời của năm nhuận như ngày nay chúng ta biết, nhưng như thế vẫn chưa hết. Lịch Julius tính ra mỗi năm trung bình dài 365,25 ngày là chính xác hơn nhiều so với lịch La Mã trước đó vẫn dùng nhưng vẫn chưa hoàn toàn khớp với năm thực tế của mặt trời.
Vào thế kỉ XVI, sự thiếu chính xác này đã làm sai lệch 10 ngày. Để khắc phục điều đó, Giáo hoàng Gregory XIII đã thay lịch Julius bằng lịch Gregory, hay chính là dương lịch chúng ta đang dùng ngày nay. Giáo hoàng Gregory cũng đã điều chỉnh lịch năm đó để đưa thời điểm tính mùa và tính ngày nghỉ lễ trở về đúng thời điểm ban đầu bằng cách trừ thời gian của năm nhuận khi đó, tức là ngày 4/10/1582 rồi đến ngày 15/10/1582.
Có phải nước nào cũng áp dụng lịch có năm nhuận không?
Người cổ đại xưa kia tính thời gian theo chuyển động của mặt trăng và Trái Đất và đã biết rằng mỗi năm không chia đều chằn chặn thành các ngày hay tháng khớp với lịch mặt trăng, vì vậy họ đã nghĩ ra một số cách để giải quyết vấn đề này.
Các lịch Hindu, Trung Quốc và Do Thái có tháng nhuận để điều chỉnh lịch khớp với các mùa trong năm. Các ngày lễ cổ truyền vẫn tính theo lịch mặt trăng (âm lịch) vì thế hơi lệch một chút so với ngày và tháng theo lịch Gregorian (dương lịch mà chúng ta đang sử dụng ngày nay).
Người Ai Cập cổ đại tính một năm cố định là 365 ngày, nhưng đến năm 238 trước Công nguyên thì vua Ptolemy III đã nghĩ ra lịch năm nhuận, thời điểm này còn trước cả lịch của Julius Caesar. Và nhà thiên văn học người Ba Tư tên là Omar Khayyam đã đo được thời gian thực sự của một năm là 365, 24219858156 ngày trước cả 5 thế kỉ so với Giáo hoàng Gregory XIII và Omar Khayyam cũng phát minh ra cách tính năm nhuận rất chi tiết để khớp với độ dài của một năm thực tế.
Năm 1973, hai nhà nghiên cứu lịch sử toán học người Nga tên là Adolph Yushkevich và Boris Rosenfeld đã phân tích cách tính toán của Khayyam và nhận thấy nó cực kì chính xác so với lịch Gregory (dương lịch).
Lịch chúng ta đang sử dụng có cần thay đổi nữa không?
Theo Yushkevich và Rosenfeld, lịch hiện nay của chúng ta vẫn còn chính xác trong 3.333 năm nữa, tức là vào khoảng năm 5000 chúng ta sẽ phải quyết định có thêm một ngày nhuận nữa hay không, hay là điều chỉnh lại lịch.
Các hành tinh khác có năm nhuận không?
Các hành tinh có tốc độ tự xoay quanh mình, tốc độ di chuyển trên quĩ đạo của mình khác nhau, vì thế nếu chúng ta muốn dùng lịch để theo dõi lịch trình năm của chúng thì phải tính lịch nhuận riêng cho mỗi hành tinh.
“Giây” nhuận là gì?
Kể từ năm 1972 đến nay đã có 27 lần Cơ quan quốc tế Hệ thống Qui chiếu và Chuyển động Trái Đất (IERS – tổ chức quốc tế chuyên theo dõi chuyển động của Trái Đất trong vũ trụ) thêm một giây “nhuận” cho một ngày trong năm. Lí do của việc này là do ảnh hưởng lực kéo của mặt trời và mặt trăng, tốc độ di chuyển của Trái Đất bị chậm lại và kéo dài ngày thêm. Mặc dù chỉ thêm 1 tí xíu thôi nhưng ở thời đại đồng hồ nguyên tử ngày nay thì một giây cũng phải điều chỉnh.
Thời điểm có giây nhuận gần đây nhất là vào nửa đêm ngày 31/12/2016. Nhờ có giây nhuận này mà ngày Trái Đất đã trở lại khớp với thời gian của Giờ quốc tế - là giờ tính theo đồng hồ chuẩn trên mạng internet được áp dụng trên toàn cầu cũng như áp dụng cho hàng không và các ứng dụng cần độ chính xác cao khác. Nhưng không giống như năm nhuận, chúng ta không thể dự báo trước thời điểm có giây nhuận vì chuyển động tự xoay của Trái Đất dao động bất qui tắc trong điều kiện thời tiết thay đổi cũng như do sự chuyển động của các khối đá nóng nằm sâu trong lòng đất.
Rất có thể lần tới có giây nhuận sẽ vào ngày 30/6/2020, mà cũng có thể không. Chúng ta chẳng thể làm gì khác ngoài việc chờ xem các chuyên gia “cảnh sát thời gian” xử lí ra sao.
Đọc thêm

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không
Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng
Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm, phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập công nghệ, kỹ năng số tới từng người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Ứng dụng công nghệ thông tin, lan tỏa văn hóa đọc
Phát triển văn hóa đọc thông qua ứng dụng công nghệ thông tin được xem là cách nhanh nhất để tiếp cận với đông đảo bạn đọc, thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện Yên Định đã xây dựng mô hình “Thư viện điện tử, phòng học thông minh”.

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuyển đổi số
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển thương hiệu số trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, nhiều chính sách được triển khai, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Hỗ trợ Nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất
Thời gian qua, công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được các đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai rộng rãi, với hàng trăm dự án phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nhu cầu của người sản xuất, qua đó góp phần tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống Nhân dân.

Ứng dụng phần mềm VNPT iLIS liên thông điện tử thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai
Thực hiện công tác chuyển đổi số, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đã từng bước ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đất đai. Hiện nay, Sở đang phối hợp với các đơn vị có liên quan và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) triển khai phần mềm VNPT iLIS liên thông điện tử thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai nhằm đem lại nhiều tiện ích, quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hạn chế ảnh hưởng của thiết bị di động đối với sức khỏe
Theo Cục Tần số vô tuyến điện - Bộ Khoa học và Công nghệ, năng lượng tần số vô tuyến (RF) không mạnh hoặc nguy hiểm như các loại bức xạ ion hóa khác như tia X hay tia cực tím (UV) từ mặt trời. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần thay đổi thói quen sử dụng thiết bị di động nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với sức khỏe.

Cảnh sát giao thông ứng dụng công nghệ trong xử lý vi phạm
Cơ quan chức năng có thể phát hiện vi phạm thông qua việc vận hành, sử dụng hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Hợp nhất hai luật về an ninh mạng và an toàn thông tin mạng
Bộ Công an đã đề xuất hợp nhất Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 và Luật An ninh mạng năm 2018 thành Luật An ninh mạng năm 2025, dự kiến trình tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.