Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số tại cơ sở
Nhân lực số là yếu tố quan trọng để triển khai công tác chuyển đổi số tại cơ sở. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là các địa phương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số nhưng không được phát sinh nhân lực dành riêng cho công tác này. Do vậy, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hiện có và bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho tổ công nghệ số cộng đồng là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, bền vững tại mỗi địa phương.
Cán bộ công chức phải có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin; biết khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc; được bồi dưỡng cập nhập kiến thức mới về chuyển đổi số… Đây là những yêu cầu bắt buộc mà xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa đã triển khai đối với đội ngũ cán bộ công chức khi địa phương đang phấn đấu hoàn thành "chuyển đổi số cấp xã" trong năm 2023.
Bà Lê Thị Trang, Công chức UBND xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bản thân phải học hỏi, trau đồi kỹ năng, kiến thức về chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu công việc".
Ông Lê Văn Bé, Chủ tịch UBND xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Cũng như xã Thiệu Long, để thực hiện chuyển đổi số, hầu hết UBND các xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, đánh giá khả năng tiếp cận công nghệ thông tin; phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức bồi dưỡng kỹ năng số, cập nhật kiến thức mới về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ công chức".
Ông Lê Duy Trọng, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi yêu cầu cán bộ công chức nâng cao năng lực tự học hỏi".
Cùng với đội ngũ cán bộ công chức thì các tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng chính để triển khai chuyển đổi số đến toàn dân. Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng tại tất cả các thôn, bản, khu phố với gần 14.500 thành viên tham gia.
Chị Nguyễn Thị Lan, Tổ công nghệ chuyển đổi số thôn Sao Vàng, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi hiện đang hỗ trợ bà con cài đặt VneID, rồi trang thông tin điện tử của xã, để góp phần giúp xã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số".
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, song việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số tại cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tại các xã, do không được phát sinh nhân lực nên công chức chuyên môn đang phải kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ về chuyển đổi số; cán bộ, công chức và Tổ công nghệ số cộng đồng dù đã được tập huấn về công nghệ thông tin song mới chỉ đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ cơ bản.
Chị Lê Thị Mão, Công chức văn phòng UBND xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Bản thân không được đào tạo chuyên môn về công nghệ nên khi gặp vấn đề thì phải nhờ cấp trên hỗ trợ".
Nhân lực số là một trong những tiêu chí cơ bản trong việc đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp xã. Do vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số sẽ giúp các xã vừa nâng cao hiệu quả công việc vừa đẩy nhanh tiến trình thực hiện chuyển đổi số tại địa phương.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.