Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP để xuất khẩu
Tính đến hết tháng 2 năm 2025, Thanh Hóa đã có 627 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, 59 sản phẩm 4 sao. Đáng chú ý, Thanh Hóa đã có nhiều sản phẩm OCOP đang vươn tầm quốc tế với nhiều mặt hàng đã tiếp cận thành công ở những thị trường khó tính.
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm chế biến các sản phẩm Thủ Công Mỹ Nghệ có nguồn gốc tự nhiên xuất khẩu đi thị trường Mỹ, Canada, Châu Âu…, lãnh đạo Công ty cổ phần Chế biến Cói xuất khẩu Việt Anh, xã Nga An, huyện Nga Sơn xác định: để xuất khẩu được ra nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và thân thiện với môi trường. Do đó, Công ty đã nỗ lực xây dựng các sản phẩm đạt tiêu chuẩn ocop. Từ chỗ chỉ có 1 sản phẩm đạt OCOP 3 sao, đến nay, Công ty Cổ phần Chế biến Cói xuất khẩu Việt Anh, xã Nga An, huyện Nga Sơn đã có 5 sản phẩm OCOP 4 và hiện có 3 sản phẩm đang đề xuất nâng lên sản phẩm ocop 5 quốc gia. Hiện, các sản phẩm thủ công Mỹ Nghệ làm từ chất liệu cói, mây, bèo tây, lục bình, tre, nứa… có nguồn gốc tự nhiên được Công ty xuất khẩu đi thị trường Mỹ, Canada, Châu Âu... Mỗi sản phẩm bình cói, rổ cói, đĩa cói của Công ty đều được những người thợ lành nghề tại đây chăm chút tỉ mỉ từng công đoạn và gắn tem có chứa mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm trước khi đóng gói sản phẩm để xuất khẩu.

Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty CP Sản xuất, Chế biến Cói xuất khẩu Việt Anh cho biết: "Để sản phẩm của công ty Việt Anh ra thị trường thế giới, ví dụ như Mỹ nó phải đảm bảo yếu tố về thẩm mĩ, an toàn cho nơi sản xuất, cho nơi sử dụng, và phải có truy xuất sản phẩm để người tiêu dùng biết được sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam".
Tháng 1 năm 2025, sản phẩm nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương họp, đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao. Hiện tại, với nguồn lợi từ biển dồi dào, nhân lực sẵn có cùng với việc đầu tư hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại, Lê Gia đang nỗ lực lan tỏa giá trị của sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia tới khách hàng trong nước và quốc tế.

Ông Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia cho biết thêm: "Lê Gia hiện nay đã xuất khẩu đi rất nhiều nước như: Mỹ, Nhật, Úc, Singapore và nhiều nước khác nữa. Với chúng tôi đó không chỉ là sản phẩm thương mại thuần túy mà nó còn khẳng định văn hóa ẩm thực của ông cha. Chúng tôi xúc động khi sản phẩm của chúng tôi giúp cho các kiều bào vơi đi nỗi nhớ nhà, chúng tôi đang nỗ lực cố gắng năm 2025 và nhiều năm tiếp theo đưa thêm nhiều sản phẩm của cha ông ra thế giới…".
Theo số liệu thống kê của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, tính đến tháng 2 năm 2025, Thanh Hóa đã có 627 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, 59 sản phẩm 4 sao. Nhiều sản phẩm vươn thị trường rộng khắp cả nước và cả quốc tế nhờ biết phát huy những lợi thế là yếu tố bản địa, đặc trưng. Hiện nay, hàng trăm sản phẩm OCOP đang khai thác lợi thế vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể, như: cói Nga Sơn, bưởi Luận Văn, bánh lá răng bừa Xuân Lập; bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân); nước mắm Ba Làng (thị xã Nghi Sơn); cam Vân Du (Thạch Thành); chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc); tương Làng Ái (Yên Định)... Từ đó, các chủ thể và địa phương đã duy trì, phát triển bền vững các sản phẩm bản địa, đặc trưng vùng miền. Đồng thời thông qua các sản phẩm OCOP gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể để quảng bá, giới thiệu văn hóa, ẩm thực xứ Thanh đến với đông đảo người tiêu dùng trong nước và ngoài nước.

Bà Đồng Thị Tuyết Anh, Giám đốc Công ty TNHH Tư Thành, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Với công ty Tư Thành đã chọn được nghề quả dứa chế biến xuất khẩu, trong quá trình nghiên cứu tiềm năng, tìm kiếm khách hàng và đầu tư nhà máy đảm bảo điều kiện để hoạt động, mình luôn chú trọng đến chất lượng và đảm bảo tiến độ đơn hàng. Quan tâm chất lượng nguyên liệu ở các địa phương và hàng năm đầu tư máy móc hiện đại để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thế giới".

Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa
Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thứ nhất tăng cường công tác đào tạo tay nghề cho các chủ thể; Thứ 2 là tăng cường công tác xúc tiến thương mại điện tử để mở rộng thị trường; Thứ 3 là ứng dựng công nghệ trong sản xuất, là phải liên kết sản xuất, tiếp tục xây dựng các cửa hàng tại các khu điểm du lịch, phát triển du lịch để quảng bá sản phẩm và tăng cơ hội đẻ sản phẩm OCOP vươn ra thế giới...".
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, mở rộng hơn nữa thị trường quốc tế, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại; phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh; tích cực, chủ động tham gia thị trường điện tử, chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh; Hợp tác trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành Chương trình OCOP trong tỉnh và xúc tiến xuất khẩu để ngày càng nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa ra "sân chơi" lớn trên thế giới.

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026
Chính phủ vừa tiếp tục trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026.

Giá xăng tăng vọt, RON 95 vượt 19.000 đồng/lít
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (24/4) đảo chiều đi lên sau hai lần được điều chỉnh giảm. Giá xăng RON 95 tăng vượt mốc 19.000 đồng/lít.

Kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp lễ 30/4 - 1/5
Nhằm kích cầu mua sắm trong dịp lễ 30/4 - 1/5, hiện nay, nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá lớn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam cao nhất 4 năm qua
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm trong tuần qua do đồng nội tệ yếu. Trong khi đó, giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Mất cân đối cơ cấu nguồn cung nhà ở
Thị trường bất động sản nhà ở trong quý đầu năm 2025 đang trong tình trạng mất cân đối. Phân khúc căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm ưu thế, kéo theo mặt bằng giá nhà ở ngày càng tăng cao.

Giá xăng tiếp đà giảm, RON 95 xuống dưới 19.000 đồng/lít
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (17/4) tiếp tục đi xuống theo đà giảm từ tuần trước. Giá xăng RON 95 đã mất mốc 19.000 đồng/lít.

Siết chặt nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu
Trước những biến động khó lường của thương mại toàn cầu, Bộ Công Thương vừa có công văn lưu ý các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Thanh Hóa hiện có hơn 600 sản phẩm OCOP từ 3- 5 sao. Sau khi đạt chuẩn, các chủ thể sản xuất đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó, giúp nâng cao giá trị kinh tế, đưa các sản phẩm OCOP của Thanh Hóa ngày càng vươn xa hơn.

Giảm tới gần 2.000 đồng/lít, giá xăng dầu lập đáy mới
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (10/4) được điều chỉnh giảm mạnh sau 3 lần tăng liên tiếp. Giá xăng RON 95 về sát mức 19.000 đồng/lít.

Giá lợn hơi tăng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc
Theo các chuyên gia thị trường, giá lợn hơi trong nước có thể tiếp tục tăng nhẹ trong những ngày tới nếu nguồn cung không tăng trở lại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.