Nâng cao giá trị từ phát triển các diện tích rừng gỗ lớn
Thanh Hoá là địa phương có tiềm năng và lợi thế sản xuất kinh doanh rừng trồng, đặc biệt là rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng bền vững FSC. Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2025 sẽ trồng, phát triển và duy trì ổn định trên 56 nghìn ha rừng đạt tiêu chuẩn gỗ lớn theo quy định. Để đạt được kết quả đó, những năm qua tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng gỗ lớn và hình thành chuỗi sản phẩm lâm nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.
Để giữ vững diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm chuyển đổi phương thức trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng được gần 56 nghìn ha cây gỗ có đường kính cây từ 45 đến 50 cm.

Từ năm 2016, Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh đã triển khai thực hiện mô hình trồng rừng gỗ lớn. Là đơn vị đi đầu trong phát triển các diện tích rừng gỗ lớn của tỉnh, đến nay, tổng diện tích rừng trồng theo hướng gỗ lớn của Ban đã đạt gần 300 ha.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã hướng dẫn kỹ thuật cho người dân trồng rừng đúng mật độ để cho năng suất rừng gỗ lớn đảm bảo đúng yêu cầu, giá trị kinh tế cũng cao hơn."
Thực tế cho thấy, việc phát triển các mô hình trồng rừng gỗ lớn, ngoài bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi chuyển đổi sang trồng rừng gỗ lớn, mỗi ha cho thu nhập cao gấp 2 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. Bên cạnh đó, khi tham gia trồng rừng gỗ lớn, các hộ dân còn được tập huấn nâng cao kiến thức trồng rừng, bảo vệ môi trường rừng và đất. Ngoài ra, dưới tán cây rừng gỗ lớn còn tận dụng trồng dược liệu và cây rau màu.

Ông Mai Xuân Phương, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá
Ông Mai Xuân Phương, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Liên, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi đã lựa chọn được nguồn giống đáp ứng được yêu cầu sản xuất đảm bảo chất lượng cung cấp cho bà con, đối với giống cây bản địa, chúng tôi đã lựa chọn nguồn gốc đảm bảo cây trội được công nhận để sản xuất, phục vụ việc trồng rừng của Ban."
Ông Lê Văn Quyết, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi đã cung ứng nguồn giống đảm bảo cùng với đó tập huấn nâng cao trình độ, chăm sóc rừng và nhân rộng mô hình rừng gỗ lớn. Thực hiện đúng kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao giá trị cây rừng."
Tỉnh Thanh Hoá đang nghiên cứu, thử nghiệm chính sách bảo hiểm rừng trồng, khi được thực hiện đại trà sẽ để tạo thuận lợi, sự yên tâm cho các hộ trước ảnh hưởng của thiên tai, nâng cao năng lực quản lý rừng bền vững, tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Hiệu quả mô hình phát triển con nuôi đặc sản
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ con nuôi đặc sản, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, nuôi con đặc sản. Qua đó, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thanh Hóa tư vấn cho vay gần 71 tỷ đồng
Để hỗ trợ các hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có nguồn lực, kinh phí đầu tư, nâng cấp và phát triển sản xuất, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ vào nguyện vọng của các hợp tác xã và thành viên hợp tác xã để rà soát, kiểm tra điều kiện vay vốn của các đối tượng.

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13,0%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.

Việt Nam thu hút hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng, tăng gần 40%
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.