Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã
Sử dụng mạng xã hội, xây dựng website để quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm là hướng đi được nhiều hợp tác xã lựa chọn. Nhờ thay đổi tư duy, cách làm nhiều Hợp tác xã (HTX) tiếp đã cận, làm chủ công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị.
Mô hình trồng dưa vàng, các loại rau của quả trong nhà màng được hiện đại hóa tất cả các quy trình sản xuất đang được HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa áp dụng. Hiện nay trên diện tích 6,1ha, HTX đã đầu tư các thiết bị hiện đại như: hệ thống chiếu sáng, tưới nước tự động, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm hoàn toàn tự động. 100% diện tích sản xuất của HTX được ứng dụng công nghệ cao, từ khâu chọn giống, gieo hạt, ươm mầm đến trồng thương phẩm. Người lao động trong các nhà màng, nhà lưới của HTX chủ yếu làm nhiệm vụ cắt tỉa cành lá dư thừa và thu hoạch, các khâu còn lại đã được tự động hóa. Theo tính toán của HTX, nếu như trước đây sản xuất theo phương pháp truyền thống thì 1 ha rau màu thu nhập 300 triệu đồng/năm, nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã cho thu nhập 500 triệu đồng/ha mỗi năm. Riêng diện tích dưa Kim Hoàng hậu cho thu nhập trên 4 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Lê Văn Dung, Phó giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hoá cho biết: "Sản phẩm để tạo được thương hiệu trên thị trường thì phải số hoá các khâu trong sản xuất, trong đó là tận dụng nền tảng thương mại số, kinh doanh số để đưa sản phẩm phát triển trên lên sản thương mại điện tử, phát triển thị trường; tạo thương hiệu uy tín đối với khách hàng".
Nhận thức chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ đơn thuần là việc áp dụng công nghệ thông minh trong sản xuất, mà còn là ứng dụng công nghệ trong toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Thiệu Hưng còn đẩy mạnh việc quảng bá, bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử. Năm 2023, lần đầu tiên sản phẩm dưa vàng Vạn Hà của Hợp tác xã được đưa vào giới thiệu và bán tại siêu thị The City. Đây là sản phẩm đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao năm 2021. Đây được xem là cơ hội để HTX quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm. Hiện HTX có ba vùng rau đã được chứng nhận VietGAP; 6,1ha nhà màng công nghệ cao. HTX có 505 thành viên với số vốn cổ phần 1,5 tỷ đồng; sản xuất, kinh doanh tăng trưởng hằng năm gần 15%. Là lá cờ đầu trong ứng dụng Số hóa ở tất cả các khâu sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Bằng khen, Huân chương Lao động Hạng III, Cờ thi đua của Chính phủ. Đặc biệt là đạt "Giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2024".
Ông Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Huyện sẽ hỗ trợ quỹ đất, các chính sách ưu đãi cho HTX phát triển, nhân rộng mô hình nhà màng, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cho Nhân dân có điều kiện phát triển trong thời gian tới".
Khu trồng Dược liệu hữu cơ tại Phố Trường Ngọc, Thị Trấn Cẩm Thuỷ được triển khai thực hiện đầu năm 2021, với trên 100 hộ dân thực hiện chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây dược liệu Sâm báo liên kết với Hợp tác xã dược liệu Xứ Thanh trên diện tích 11ha. Do hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, diện tích các cây dược liệu đã cho thu hoạch sau 5 - 6 tháng trồng. Đến nay cây dược liệu Sâm báo đã cho thu hoạch 2 lứa, doanh thu bình quân đạt khoảng 300 triệu đồng/ha/năm. Trong quá trình trồng, chăm sóc, 100% các hộ dân được HTX ký kết hợp đồng thu mua, hỗ trợ giống, vật tư và tập huấn các quy trình kỹ thuật trong các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
Ông Luyện Ngọc Quang, Phố Trường Ngọc, Thị Trấn Cẩm Thuỷ, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Trong quá trình trồng sâm báo bà con thấy hiệu quả so với cây truyền thống. HTX hỗ trợ đầu ra, nên rất yên tâm".
Ông Nguyễn Xuân Thư, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Tuyên truyền Nhân dân chuyển đổi cây trồng, liên kết sản xuất để thuận lợi đầu ra của sản phẩm; HTX thu mua toàn bộ, các quy trình sản xuất đều tuân thủ áp dụng canh tác hữu cơ".
Hợp tác xã dược liệu xứ Thanh được thành lập năm 2021, có địa chỉ tại xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn. Hiện nay, hợp tác xã đang bao tiêu sản phẩm Sâm báo cho nông dân các huyện miền núi. Các sản phẩm Sâm báo tươi sau thu hoạch được HTX sản xuất thành đồ uống Sâm Báo, rượu Sâm Báo, trà, cafe Sâm Báo, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tất cả các sản phẩm đều được nhận biết thông qua mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc để người dùng tiện tra cứu sản phẩm, tạo lòng tin, tăng độ uy tín của sản phẩm cũng như hình thức bắt mắt, sản phẩm đa dạng chủng loại phù hợp với nhiều độ tuổi, từng khẩu vị người dùng. Ngoài việc bán hàng trực tiếp, HTX còn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử như: facebook, tiktok, Shopee, Lazada, Livestream trên nền tảng số. Với cách làm sáng tạo, đa dạng trong khâu sản xuất, kinh doanh, HTX có mức tiêu thụ hàng nghìn sản phẩm/tháng.
Ông Thiều Đình Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX dược liệu xứ Thanh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "HTX sẽ set up các thông tin mới nhất lên các nền tảng số, thường xuyên tổ chức các buổi live bán hàng, liên kết với các đơn bị truyền thông lớn mang sản phẩm đến bạn hàng trong nước và quốc tế".
Theo thống kê, Thanh Hóa hiện có 1331 hợp tác xã. Thực tế cho thấy, sự lớn mạnh của các HTX ứng dụng công nghệ cao không chỉ đem đến những giá trị kinh tế cho thành viên HTX mà còn phát huy vai trò nòng cốt trong của HTX phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.