Nâng cao năng lực y tế trường học
Trong số 34 trường học các cấp từ mầm non đến Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Mường Lát, chỉ có 7 trường có cán bộ chuyên trách về y tế, còn lại đều là giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm làm công tác y tế học đường. Điều này khiến cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Trong bối cảnh khó khăn về tuyển dụng nhân viên y tế chuyên trách tại trường học, huyện Mường Lát đã phối hợp với Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cho nhân viên làm công tác y tế học đường tại tất cả các trường học trên địa bàn.
Tham gia lớp tập huấn, các giáo viên, nhân viên phụ trách công tác y tế trường học trên địa bàn huyện Mường Lát đã được cung cấp các kiến thức lý thuyết; được thực hành các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu gồm: cấp cứu ngừng tuần hoàn, sơ cứu gãy xương, sơ cứu vết thương mạch máu, sơ cứu bỏng… Đồng thời, được hướng dẫn các biện pháp vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm đảm bảo theo tiêu chuẩn; hướng dẫn biện pháp phòng tránh các bệnh tật học đường thường gặp; phòng chống tai nạn thương tích trong trường học. Ông Lê Văn Lâm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi khảo sát, chúng tôi thấy hiện tại các cán bộ nhân viên y tế đều làm kiêm nhiệm, nên chúng tôi xây dựng chương trình kế hoạch để cán bộ giảng viên trường cao đẳng y dược Hợp Lực lên trên địa bàn huyện Mường Lát để phổ cập kiến thức để các cán bộ y tế không chuyên nắm được những kiến thức cơ bản sau nhữngkhóa như thế này".

Kết thúc tập huấn, các giáo viên, nhân viên làm y tế học đường tại các trường học trên địa bàn huyện Mường Lát đã nắm được những kỹ năng cơ bản về sơ cấp cứu ban đầu, đáp ứng tốt hơn công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh. Cô giáo Lương Thị Nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế Trường Mầm non Tây Tiến cho biết: "Trường của chúng tôi nằm cách xa trạm y tế tầm 15 - 16 km nên là công việc của nhân viên y tế trường học rất quan trọng, qua buổi tập huấn này giúp chúng tôi tiếp thu được rất nhiều kiến thức về sơ cứu để chúng tôi có thể áp dụng trong trường của tôi".

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn gửi Bộ Nội vụ xem xét, bổ sung, điều chỉnh danh mục vị trí việc làm đối với viên chức y tế học đường từ nhóm danh mục hỗ trợ, phục vụ sang nhóm vị trí việc làm chuyên môn dùng chung trong các cơ sở giáo dục. Đây là tiền đề cho sự đổi mới trong công tác y tế học đường, hướng đến mục tiêu duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho các em.

Những điều cần lưu ý khi ngừng cấp thẻ Bảo hiểm y tế giấy từ 1/6/2025
Từ ngày 1/6, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ thực hiện cấp mới thẻ bảo hiểm y tế giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID, định danh điện tử VNeID và không có căn cước công dân có gắn chip.

Thu hồi lô thuốc Femancia của Công ty dược phẩm Medisun
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành công văn thông báo về việc thu hồi trên toàn quốc lô thuốc viên nang cứng Femanicia do Công ty cổ phần dược phẩm Medisun (có trụ sở và nhà máy tại thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương) sản xuất.

Gia tăng số người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần
Xã hội ngày càng phát triển thì áp lực cuộc sống, công việc và học tập ngày càng nhiều, khiến cho số người gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần ngày càng cao. Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá, từ đầu năm đến nay ghi nhận số người trẻ tuổi gồm trẻ em, trẻ vị thành niên và người dưới 30 tuổi đến khám và điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần ngày càng nhiều.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.