Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa có Công điện gửi Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về việc ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Theo phản ánh của các cơ quan truyền thông và Hiệp hội chăn nuôi gia cầm, thời gian gần đây tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp tại các địa phương có chung biên giới với các nước, đặc biệt là tại các tỉnh miền Trung và miền Nam. Nguy cơ các chủng vi rút Cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhiễm từ nước ngoài lây lan là rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm và sức khỏe người dân.
Nhằm chủ động ngăn chặn nguy cơ các chủng vi rút Cúm gia cầm và nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhiễm từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi gia cầm phát triển và bảo vệ sức khỏe người dân, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan khẩn trương tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm, trong đó chú trọng tập trung thực hiện những biện pháp sau:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Tổ chức lực lượng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,... để ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép vào vào địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện biên giới giáp với nước bạn Lào, các huyện, thị xã, thành phố ven biển... Trường hợp phát hiện các lô hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu bất hợp pháp thì phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy ngay (trước khi tiêu hủy, cần phối hợp với cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố lấy mẫu gửi các cơ quan thú y để xét nghiệm bệnh theo đúng quy định); xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Chỉ đạo lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Ban chỉ đạo 389 của địa phương tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới; phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời bắt giữ và xử lý nghiêm các vụ nhập khẩu trái phép gia cầm và sản phẩm gia cầm; tổ chức tuyên truyền cho Nhân dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm của bệnh Cúm gia cầm và tác hại khi buôn bán, vận chuyển gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.
Tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản nhằm phát hiện và xử lý sớm các ổ dịch trên gia cầm; thông báo kịp thời cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế khi phát hiện các ổ dịch trên đàn gia cầm để phối hợp phòng, chống dịch hiệu quả. Chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh viêm đường hô hấp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm để cách ly, điều trị kịp thời, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Chỉ đạo các lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm; thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch động vật tại các cửa khẩu, không để vận chuyển, buôn bán gia cầm qua các cửa khẩu và nhập lậu qua đường biên giới. Tăng cường kiểm tra công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc.
Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện biên giới, huyện có cảng biển, đường sông,…
Tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định của Việt Nam và Tổ chức Thú y thế giới để thúc đẩy xuất khẩu.
Kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y năm 2015, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ về duy trì, kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện khẩn số 462/CĐ-TTg ngày 18/5/2023; của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Công điện số 1030/CĐ-BNN-TY ngày 26/02/2023; UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tại Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 04/4/2019, Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 14/11/2022, Công văn số 2232/CT-UBND ngày 24/02/2023, Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 27/02/2023.
Phối hợp với Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trái phép; gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc lưu thông trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và chủ động lấy mẫu xét nghiệm giám sát sự lưu hành vi rút cúm A(H5N1) và các loại Cúm gia cầm khác tại các địa bàn có nguy cơ cao (các điểm, cơ sở buôn bán, tập kết gia cầm, chợ buôn bán, cơ sở giết mổ, cơ sở tiêu hủy gia cầm, địa phương giáp biên giới,...); phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; thông báo kịp thời cho Sở Y tế để phối hợp triển khai các hoạt động phòng, chống dịch lây lan sang người.
Tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn. Tăng cường truyền thông để người dân không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo quy định của Việt Nam và Tổ chức Thú y thế giới để thúc đẩy xuất khẩu. 3. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng về nguy cơ về các dịch bệnh nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép; tổ chức vận động Nhân dân khu vực biên giới không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
4. Sở Y tế tăng cường chỉ đạo, giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm cúm A(H5N1) và các loại cúm gia cầm khác trên người để cách ly, chủ động giám sát tại cộng đồng, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch lây lan; sẵn sàng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân, đảm bảo đủ cơ số trang thiết bị y tế, thuốc và hóa chất thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch ở các tuyến; khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người.
5. Công an tỉnh phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở và tuyến biển. Chỉ đạo các đơn vị lực lượng chức năng đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới.
6. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các sở, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chức năng tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức người dân khu vực biên giới trong công tác phòng, chống dịch, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới; hỗ trợ việc tiêu hủy khi có số lượng lớn gia cầm, sản phẩm gia cầm buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
7. Sở Công Thương, Cục Quản lý Thị trường tỉnh tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn ngừa nhập lậu gia cầm, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.
8. Sở Tài chính tham mưu, bố trí nguồn kinh phí đảm bảo nâng cao năng lực hệ thống thú y trên địa bàn tỉnh để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; khẩn trương cân đối kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở làm việc cho Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật, Trạm Kiểm dịch động vật Thạch Lâm trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y, kịp thời đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch động vật trên địa bàn tỉnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 25/3/2023.
9. Ban Chỉ đạo 389 các cấp triển khai ngay các biện pháp ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là gia cầm, sản phẩm gia cầm ra, vào địa bàn quản lý; phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y và tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành.
10. Các sở, ngành và thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các bệnh lây lan từ động vật sang người tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tại các địa phương.
Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên khẩn trương tổ chức thực hiện.
Xã Vĩnh Thịnh hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao
Với phương châm “xây dựng Nông thôn mới nâng cao là làm cho dân, mang lại lợi ích cho dân”, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân. Đến nay, Vĩnh Thịnh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao.
Dự báo thời tiết 22/11/2024: Bắc Bộ và Thanh Hóa rét về đêm và sáng sớm
Dự báo thời tiết 22/11/2024, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Trời rét về đêm và sáng sớm. Một số nơi ở vùng núi, nhiệt độ hạ xuống dưới 16 độ.
Thanh Hoá còn 60 tàu cá không bật thiết bị giám sát hành trình trên 6 tháng
Để triển khai, thực hiện Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được chặt chẽ hơn, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá phối hợp với lực lượng chức năng đã tăng cường rà soát đối với 6.699 tàu thuyền đang hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản.
Vĩnh Lộc: Tặng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách
Sáng ngày 21/11, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức bàn giao "Nhà tình nghĩa" do Bộ Quốc phòng trao tặng cho gia đình bà Phùng Thị Khếnh tại thôn Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc.
Nhiều phụ huynh vẫn giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện
Thực hiện mục tiêu ngăn ngừa tình trạng giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông, thời gian qua Công an tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý. Đã có trên 4 nghìn trường hợp bị xử phạt vì giao xe cho học sinh, người chưa đủ tuổi, chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, vẫn còn không ít phụ huynh vẫn giao xe máy cho con em ở tuổi học sinh điều khiển.
Lan tỏa các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong cộng đồng
Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động, đưa hoạt động nhân đạo đi vào chiều sâu, tập trung chăm lo, hỗ trợ hộ có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, bệnh nhân nghèo để họ vươn lên, ổn định cuộc sống. Đó là những ưu tiên trong hoạt động nhân đạo, từ thiện mà Hội Chữ thập đỏ các cấp tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện thời gian qua. Nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1046 – 23/11/2024), 67 năm ngày thành lập Hội Chữ thập tỉnh, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những kết quả nổi bật mà Hội chữ thập đỏ các cấp thực hiện trong năm 2024.
Hàng chục địa phương đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch, đất đai của người dân
Theo thông tin từ Tổ công tác triển khai đề án 06 của Chính phủ về tiến độ triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai của các địa phương, tính đến hết tháng 9 năm nay, mới chỉ có 14 tỉnh thành đã hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch; 46 triệu thửa đất được hoàn thành số hóa, tại 461/705 huyện trên toàn quốc.
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển toàn cầu
Dữ liệu mới đây từ nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính hàng đầu thế giới S&P Global Market (Mỹ) cho biết: Việt Nam đã vượt qua Mexico trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng các công ty chuyển hoạt động sản xuất, dịch vụ và hậu cần từ một quốc gia xa sang các quốc gia lân cận.
Dự báo thời tiết 21/11/2024: Thanh Hóa và nhiều tỉnh miền Trung mưa lớn
Dự báo thời tiết 21/11/2024, các tỉnh miền Trung hứng chịu mưa lớn diện rộng, khu vực Thanh Hóa cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh
Ban chỉ huy Quân sự huyện Thường Xuân, phối hợp với Ban Công binh Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêu hủy thành công quả bom còn sót lại sau chiến tranh tại xã Tân Thành.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.