Ngân hàng đạt chuẩn Basel II đầu tiên tại Việt Nam
VIB chính thức trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, đủ điều kiện áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II
Ngân hàng Quốc tế (VIB) vừa được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trao quyết định áp dụng thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kể từ ngày 01/01/2019.
Theo quyết định này, VIB chính thức trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, đủ điều kiện áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Basel II cho thấy VIB có đủ khả năng hoạt động an toàn theo thông lệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới để phòng ngừa các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động có thể xảy ra.
![]() |
Hiệp ước Basel II là chuẩn mực quốc tế mà hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đang hướng đến từng bước áp dụng, nhằm tăng cường an toàn và hiệu quả hoạt động. Ba năm trước, NHNN đã lựa chọn 10 ngân hàng thương mại đầu tiên để lên kế hoạch thí điểm thực hiện. Ngày 30/12/2016, NHNN ban hành thông tư số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, yêu cầu các ngân hàng tuân thủ, áp dụng các chuẩn mực trước ngày 1/1/2020.
Tính đến nay, khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân chỉ có VIB cùng với Vietcombank là ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước duy nhất trong danh sách 10 ngân hàng tham gia thí điểm thực hiện thành công, sớm hơn 1 năm so với ngày hiệu lực của thông tư 41.
Ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng Giám đốc VIB chia sẻ, để được NHNN chấp thuận cho ngân hàng áp dụng sớm Basel II theo Thông tư 41, ngân hàng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống chính sách quản trị rủi ro, cơ sở dữ liệu, bộ máy nhân sự và kế hoạch vốn nhằm đảm bảo ngân hàng quản trị và tính toán tỷ lệ an toàn vốn theo như quy định. Kết quả triển khai thành công Basel II đã giúp VIB đưa ra các chiến lược kinh doanh và hoạch định tốt chính sách khách hàng, sản phẩm, quản trị rủi ro và chính sách giá để tối ưu hóa vốn, tài sản có rủi ro./.
PV/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

144.600 tỷ đồng cho vay lĩnh vực thương mại – dịch vụ
Để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với nguồn vốn phát triển thương mại dịch vụ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ trong tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất cho vay, giữ lãi suất cho vay ở mức ổn định, nâng hạn mức cho vay đối với khách hàng đủ điều kiện.

Đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Chính phủ đề xuất cắt giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư đối với loại hình nhà ở xã hội. Điều này được doanh nghiệp và cả người dân mong đợi, nhất là bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

Hậu Lộc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp
Thời gian qua huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2025, huyện Hậu Lộc có 37 doanh nghiệp thành lập mới. Việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp đã tạo việc làm, thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Thành phố Thanh Hóa thành lập mới 401 doanh nghiệp
4 tháng đầu năm 2025, Thành phố Thanh Hóa đã thành lập mới 401 doanh nghiệp, đạt 25,87% kế hoạch năm, bằng 127,3% so với cùng kỳ. Lũy kế đến ngày 30 tháng 4, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố là 10.237 doanh nghiệp, chiếm khoảng 45% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh.

Điện năng thương phẩm tháng 4 tăng 13,4% so với cùng kỳ
Theo thống kê từ Sở Công Thương, sản lượng điện sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tháng 4 năm 2025 đạt khoảng 1,43 tỷ kWh, tăng 1,05% so với cùng kỳ và tăng 18,9% so với tháng trước. Đáng chú ý, điện năng thương phẩm tháng 4 đạt khảng 728,7 triệu kWh, tăng 13,4% so với cùng kỳ.

Trong 4 tháng, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng, trong 4 tháng năm 2025, các đơn vị kinh doanh vận tải đã vận chuyển hành khách đạt 8,6 triệu lượt, vận chuyển hàng hóa đạt 20,7 triệu tấn, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%.

Có 16/19 sản phẩm công nghiệp ghi nhận sản lượng tăng so với cùng kỳ
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Thị xã Nghi Sơn xử lý trên 3.300 lồng, bè nuôi trồng thủy sản tự phát
Trước tình trạng lồng nuôi cá, bè nuôi hàu, nuôi vẹm tự phát trên địa bàn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức lực lượng xử lý hàng ngàn lồng.

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khai thác tiềm năng, đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

96,1% người lao động trong doanh nghiệp FDI được đóng các loại bảo hiểm
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 40 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động với hơn 174.000 lao động đang làm việc. 96,1% tổng số công nhân, lao động trong các doanh nghiệp FDI được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.