Ngành Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số
Với phương châm "lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ", thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa đã đẩy mạnh chuyển đổi số, phát huy tối đa nền tảng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ của ngành, nhằm giảm tối đa các thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí, phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp khi tham gia, giải quyết các chế độ bảo hiểm.
Để phục vụ công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa và các đơn vị trực thuộc đã trang bị đầy đủ máy tính, thiết bị, đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng, bảo đảm đủ điều kiện để kết nối liên thông các phần mềm nghiệp vụ của ngành và các ứng dụng dùng chung, để xử lý công việc trên môi trường mạng từ Trung ương đến địa phương một cách nhanh chóng, kịp thời.
Hiện nay, Ngành Bảo hiểm xã hội đã hoàn thành việc cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho tất cả các thủ tục hành chính của ngành; tích hợp, cung cấp 20 dịch vụ công thuộc 14 thủ tục hành chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, 7 dịch vụ trên ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số. Như vậy, tất cả các thủ tục hành chính thuộc 5 lĩnh vực gồm: thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế; thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội; chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội; thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế của ngành đều được thực hiện trên không gian số.
Năm 2022, hệ thống giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử tại Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa đã tiếp nhận và xử lý trên 406.000 lượt hồ sơ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Việc giao dịch trên không gian số đã giúp cho doanh nghiệp, người lao động dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, kiểm tra đối chiếu dữ liệu thu, cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế và giải quyết chế độ chính sách, nâng cao tính minh bạch của thông tin. Ông Đỗ Mạnh Hải, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Quảng Xương cho biết, hiện nay 100% các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn đã thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện, giúp giảm thời gian cho các đơn vị, người dân khi thực hiện các giao dịch, tiết kiệm chi phí cho ngành Bảo hiểm.
Việc triển khai ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số là một bước đi quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của Ngành Bảo hiểm xã hội. Sau gần 2 năm triển khai, ứng dụng VssID ngày càng khẳng định và phát huy vai trò hữu ích trong việc cung cấp thông tin chính sách về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp; thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng các chế độ bảo hiểm cho người dân; các dịch vụ công trong giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội… Ứng dụng còn có dịch vụ hỗ trợ 24/7 như: hỗ trợ qua hệ thống chatbox, trả lời tự động hoặc tổng đài của ngành bảo hiểm… Đến đầu tháng 2/2023, tỉnh Thanh Hóa có trên 522.200 người cài đặt ứng dụng VssID trên điện thoại thông minh.
Thực hiện Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động; UBND xã, phường, thị trấn; các cơ sở giáo dục; đại lý thu bảo hiểm trên địa bàn đề nghị người tham gia kê khai số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân, để cơ quan Bảo hiểm xã hội nhập vào cơ sở dữ liệu.
Tính đến 31/12/2022, toàn tỉnh đã đồng bộ thông tin của trên 2,7 triệu thẻ Bảo hiểm y tế vào Căn cước công dân gắn chíp. Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa cũng đã phối hợp với 668 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn triển khai sử dụng căn cước công dân gắn chíp trong khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Đến nay, đã có gần 2,8 triệu lượt tra cứu thông tin bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp khi tiếp đón người đến khám chữa bệnh.
Ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc Bảo hiểm xã hội thị xã Nghi Sơn cho biết, hiện nay Bảo hiểm xã hội Nghi Sơn đang phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh truyền thông về sử dụng căn cước công dân gắn chíp để khám chữa bệnh, năm 2023 Bảo hiểm xã hội Nghi Sơn sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng đồng bộ số lượng còn lại để giúp người dân tiếp cận tốt nhất các chính sách bảo hiểm. Ông Nguyễn Thế Sợi, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ tăng cường truyền thông đến người dân và đơn vị sử dụng lao động về việc giải quyết thủ tục hành chính trên nền tảng số, thứ 2 là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo chuyển đổi số, thực hiện kế hoạch của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cải cách thủ tục hành chính".
Với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ", Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xác thực thông tin người tham gia với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, để đưa ra giải pháp xử lý. Ngành Bảo hiểm xã hội cũng tăng cường tuyên truyền để người có thẻ Bảo hiểm y tế cài đặt, đăng ký và sử dụng ứng dụng VssID; phối hợp các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn, xử lý vướng mắc về phần mềm tiếp nhận dữ liệu khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp để khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Đồng thời, tiếp tục cập nhật, bổ sung, xác thực thông tin chứng minh thư Nhân dân, căn cước công dân vào cơ sở dữ liệu của bảo hiểm, để bảo đảm đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dần hoàn thiện cơ sở dữ liệu người dân tham gia các loại hình bảo hiểm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
22% các tổ chức tại Việt Nam sẵn sàng triển khai và tận dụng các công nghệ AI
Công ty mạng và bảo mật Cisco vừa công bố báo cáo mới về Chỉ số sẵn sàng AI năm 2024.
Tổng giá trị hàng hóa nền kinh tế số Việt Nam năm 2024 dự kiến đạt 36 tỷ USD
Google, Temasek và Bain & Company vừa công bố báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 9, cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.
Thanh niên xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.