Ngành dệt may Thanh Hóa trước biến động thương mại toàn cầu
Căng thẳng thương mại toàn cầu đang có những tác động khác nhau đến nhiều ngành hàng xuất khẩu. Trong đó, dệt may là lĩnh vực được đánh giá là có cả cơ hội và thách thức từ sự biến động của thị trường thế giới. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang chủ động bám sát diễn biến trong, ngoài nước, xây dựng các kịch bản tăng trưởng và giải pháp ứng phó tình huống để có phản ứng kịp thời trước những biến động của thương mại thế giới.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động, trong đó hầu hết các doanh nghiệp đều có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp cho biết, hiện tại ngành dệt may vẫn chưa chịu ảnh hưởng nhiều từ biến động của thương mại toàn cầu, thậm chí kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong tháng đầu năm cho thấy thị phần và hoạt động xuất khẩu dệt may vào Mỹ cũng như các thị trường khác đang phát triển tốt. Mặt khác, nhiều đối tác mới đang có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam đặt hàng. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu nếu tiếp tục đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường.

Ngoài ra, với lợi thế về chất lượng, chi phí và kỹ năng của lao động, cộng thêm việc Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa một số nước, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể gia tăng thị phần tại thị trường Mỹ.

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các nước bị đánh thuế cao thì ngành dệt may sẽ chuyển dịch sang Việt Nam. Và đây cũng là cơ hội của ngành may trong năm 2025. Chúng tôi đưa ra mục tiêu phát triển chung là tăng từ 15-20%, đối với Tập đoàn đưa ra tăng 125% so với năm 2024".
Tuy nhiên, chính sách thương mại mới của Mỹ cũng sẽ tạo ra những thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, trong đó có việc gia tăng rào cản kỹ thuật với nhiều tiêu chuẩn cao hơn về vấn đề lao động, môi trường; nguồn gốc xuất xứ, truy xuất chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.
Thực tế thời gian qua, nguyên phụ liệu của ngành dệt may nói chung vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Việc chuyển hướng mua nguyên phụ liệu và đa dạng hóa thị trường; chủ động xây dựng các kịch bản và phương án ứng phó là cách để các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa không bị động khi đứt gãy chuỗi cung ứng.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình cho biết: "Hàng dệt may có những quy định, tiêu chí rất cụ thể đối với từng mặt hàng, trong đó các doanh nghiệp khi nhập nguyên liệu tốt nhất nên nhập nguyên liệu thô, ví dụ như vải xúc rồi các công đoạn cắt, ghép phải thực hiện ở Việt Nam. Nếu nhập bán thành phẩm cần phải cảnh giác và liên hệ trước với cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ như VCCI Thanh Hóa, Sở Công thương để hướng dẫn tiêu chí xuất xứ để tạo điều kiện tốt hơn trước khi đàm phán với khách hàng nước ngoài".
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa định hướng mối quan hệ với khách hàng, tập trung setup lại đơn hàng, khai thác nguyên phụ liệu đầu vào đúng với các hiệp định, kiểm soát vấn đề chất lượng đơn hàng, tỉnh táo về vấn đề các nước đang tiếp cận hợp tác về vấn đề đơn hàng , tránh tình trạng khi xảy ra vấn đề tăng thuế, bất cập do mình vi phạm các quy định đã ký kết".

Dù gặp những thách thức nhưng năm 2025, ngành dệt may vẫn có những cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ khi các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) phục hồi. Các yếu tố bất thuận ở một số quốc gia cạnh tranh tiếp tục là cơ hội cho doanh nghiệp dệt may đón đơn hàng dịch chuyển.
Linh hoạt các giải pháp về thị trường, tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), tránh lệ thuộc vào một thị trường, ngành dệt may tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, phấn đấu năm 2025 sản xuất hơn 700 triệu sản phẩm, xuất khẩu đạt trên 450 đến 500 triệu sản phẩm dệt may.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.

Tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường. Do vậy, nhiều người dân đã chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.

Dự báo mới nhất về lãi suất, giá USD tại Việt Nam
Nhiều tổ chức tài chính quốc tế dự báo giá USD sẽ chạm mốc 26.000 đồng, lãi suất duy trì mức thấp trong ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2025: xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2025 cả nước sẽ tăng lên 750.000 ha, sản lượng ước đạt 1,29 triệu tấn. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) dự báo năm 2025, xuất khẩu tôm có thể đạt 4,3 - 4,5 tỷ USD, tăng 10 - 15% so với năm 2024, nhờ sự phục hồi của thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản và nhu cầu gia tăng đối với sản phẩm chế biến sâu.

Kích cầu tiêu dùng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Cùng với đầu tư và xuất khẩu, tiêu dùng là một trong ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Kích thích tiêu dùng sẽ góp phần hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong năm 2025. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên 209 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.