Ngành gỗ nỗ lực tìm kiếm thị trường năm 2025
Sau thời gian dài trầm lắng, 2 năm trở lại đây, ngành sản xuất, chế biến gỗ đang bắt đầu phục hồi trở lại. Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp ngành gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để tìm kiếm thị trường, phục hồi tăng trưởng.
Thanh Hoá hiện có gần 200 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, chế biến gỗ. Cuối năm 2023, tình hình đơn hàng, thị trường tiêu thụ đã bắt đầu khởi sắc cả ở trong nước và xuất khẩu, lượng đơn hàng tăng qua từng tháng. Tuy nhiên, các đơn vị vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới.
Để các doanh nghiệp ngành gỗ giữ vững và phát triển thị trường trước bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương định hướng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản cần theo dõi sát diễn biến thị trường để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện các yêu cầu pháp lý nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Ông Nguyễn Đăng Bắc, Giám đốc Công ty TNHH lâm sản Đại Phát, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện tại doanh nghiệp chúng tôi đang tiếp cận chứng chỉ FSC, được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân huyện Như Thanh đã đồng ý giao cho chúng tôi vùng nguyên liệu các rừng trồng của huyện để xây dựng chứng chỉ FSC".
Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu gỗ sang thị trường hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với đà tăng trưởng hiện tại, cùng sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cơ quan quản lí, ngành gỗ Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng kỳ vọng sẽ tiếp tục tìm kiếm được nhiều thị trường mới. Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt giá trị 18 tỷ USD.
Thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế số
Theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam, thương mại điện tử tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Đặc biệt, tỷ trọng về thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam.
Nhiều yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Các chuyên gia kinh tế nhận định: Năm 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội đang mở ra. Nếu Việt Nam tận dụng tốt những cơ hội thì mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% là có thể đạt được.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế tại địa phương
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá, đến hết năm 2024, tổng dư nợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 220 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tổng nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thấp hơn 1,5% tổng dư nợ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa duy trì đà tăng trưởng
Xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Nắm bắt cơ hội này, các các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, trong năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã duy trì được đà tăng trưởng, mang lại hiệu quả và giá trị trong hoạt động xuất khẩu.
Phát triển doanh nghiệp cung ứng kết nối chuỗi sản xuất toàn cầu
Thiết lập chương trình phát triển doanh nghiệp cung ứng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đây là một trong những khuyến nghị chính sách của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng để hưởng lợi nhiều hơn từ xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp phục hồi, quay trở lại hoạt động
Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi của doanh nghiệp, thể hiện qua số liệu về các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý 1 năm 2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý 1 năm 2025 phải hoàn thành phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2024 - Thanh Hóa nỗ lực vượt khó, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối
Năm 2024 tiếp tục là một năm mà ngành giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do sự biến động của giá cả nguyên vật liệu xây dựng, thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp mặt bằng và ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Tuy nhiên, nhận thức rõ vai trò của hệ thống hạ tầng giao thông đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan đã nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai các dự án đầu tư giao thông đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
Thanh Hóa: Phát triển kinh tế số chưa được như kỳ vọng
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, dẫn đến tốc độ phát triển của lĩnh vực này chưa được như kỳ vọng.
Hội nghị khách hàng Công ty cổ phần Tập đoàn Wingroup
Mới đây, tại Thành phố Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Wingroup đã tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.