Nghề Điều dưỡng - Những hy sinh thầm lặng.
Ở bất kỳ cơ sở y tế nào, người điều dưỡng cũng đóng vai trò không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Sự tận tâm phục vụ, những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần tạo nên sự thành công của các bệnh viện, đặc biệt là sự hồi phục toàn diện của người bệnh.
Là khoa chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nặng trước và sau phẫu thuật. Vì vậy, công việc của các điều dưỡng Khoa Ngoại Tổng hợp 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá vất vả muôn phần. 18 điều dưỡng chịu trách nhiệm chăm sóc toàn diện cho từ 50 đến 70 bệnh nhân không có khả năng tự sinh hoạt. Do đó, các điều dưỡng lúc nào cũng tất bật, luôn chân luôn tay, miệt mài từ sáng tới tối với công việc thực hiện y lệnh của bác sỹ, đồng thời, giúp đỡ bệnh nhân từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân.

"Làm dâu trăm họ" là cách nói ví von khi người ta nói về nghề Điều dưỡng. Ngoài trình độ chuyên môn thì các điều dưỡng cần phải lắng nghe, nắm bắt tâm tư tình cảm cũng như bệnh tình của bệnh nhân, bởi không người bệnh nào giống người bệnh nào. Thế nên, không có sự yêu thương bệnh nhân, không yêu nghề thì khó mà gắn bó được với công việc này.

Vất vả nhiều, áp lực không ít, song được nhìn thấy bệnh nhân mình chăm sóc phục hồi sức khỏe và tinh thần từng ngày chính là động lực lớn nhất giúp các điều dưỡng viên vượt qua mọi khó khăn, gắn bó với nghề. Điều dưỡng Vũ Thị Hải, Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa chia sẻ rằng chị đã làm được 9 năm và luôn cố gắng hết sức, tận tình chu đáo, chăm sóc các bé như con. Mỗi em bé được giao lại cho gia đình khoẻ mạnh là nguồn động viên lớn nhất của cô và đồng nghiệp.
Bác sỹ CKII Dương Thị Thanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Trong thời kỳ nào, người điều dưỡng cũng đóng vai trò không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều dưỡng là người song hành, hỗ trợ đắc lực cho bác sỹ trong suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Phía sau mỗi bác sỹ giỏi là những điều dưỡng giỏi, tận tâm, tận tuỵ với nghề, với người bệnh, bởi không có trường hợp nào bệnh nhân được cấp cứu, điều trị thành công mà thiếu vắng sự trợ giúp chuyên môn từ những người điều dưỡng. Họ chăm sóc bệnh nhân ân cần như người thân, bên cạnh động viên, khích lệ tinh thần người bệnh trong quá trình hồi phục.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.