Nghề điều dưỡng - những hy sinh thầm lặng
Ở bất kỳ cơ sở y tế nào, người điều dưỡng cũng đóng vai trò không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Điều dưỡng viên chiếm tới hơn 50% nhân lực tại các cơ sở y tế, là những người song hành, hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân. Sự tận tâm phục vụ, những hy sinh thầm lặng của họ đã góp phần quan trọng vào sự hồi phục toàn diện của người bệnh.
Hơn 10 năm làm việc tại Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa, điều dưỡng Trịnh Thị Phượng đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Niềm vui, nỗi buồn của chị gắn liền với sự thay đổi, tiến triển của từng trẻ sơ sinh.
Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu", chị Phượng luôn tận tụy, trách nhiệm với công việc, ân cần chăm sóc các trẻ sơ sinh. Đưa một em bé sinh non, mắc bệnh lý bên bờ vực sinh tử trở về khỏe mạnh bên vòng tay cha mẹ là hạnh phúc và động lực lớn nhất của chị và các y, bác sỹ, nhân viên khoa Hồi sức Tích cực sơ sinh. Điều dưỡng Trịnh Thị Phượng, Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa chia sẻ: "Được chứng kiến sự thay đổi, tiến triển tốt lên từng ngày của em bé là niềm vui mừng lớn nhất của chúng tôi. Sau một thời gian chăm sóc, những em bé được về với gia đình, chúng tôi cũng vỡ oà niềm hạnh phúc".
Không kể ngày hay đêm, những điều dưỡng viên tại khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa như người mẹ hiền thứ 2 đối với những em bé mới chào đời. Tuy phải chịu thiệt thòi khi thiếu hơi ấm, sự vỗ về, ôm ấp của mẹ, nhưng các bé đã được bù đắp bằng sự nâng niu, chăm chút của những người mẹ áo blouse trắng. Những người mẹ thứ 2 đã luôn đồng hành cùng các con trong cuộc chiến sinh tồn. Điều dưỡng viên Vũ Thị Hải, Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cũng chia sẻ: "Tôi đã làm được 9 năm. Tâm niệm lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu", tôi luôn cố gắng hết sức, tận tình chu đáo, chăm sóc các bé như con. Mỗi em bé được giao lại cho gia đình khoẻ mạnh là nguồn động viên lớn nhất của tôi và đồng nghiệp".
Khoa Ngoại Tổng hợp 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá là nơi chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nặng trước và sau phẫu thuật. Vì vậy, công việc của các điều dưỡng viên nơi đây vất vả muôn phần. 18 điều dưỡng chịu trách nhiệm chăm sóc toàn diện cho từ 50 đến 70 bệnh nhân không có khả năng tự sinh hoạt. Do đó, các điều dưỡng viên lúc nào cũng tất bật, miệt mài từ sáng tới tối với những công việc theo chỉ đạo của bác sỹ, đồng thời, giúp đỡ bệnh nhân từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân.
Đối với nghề y, chữa trị cho những bệnh nhân có tâm lý bình thường vốn đã khó khăn thì việc chăm sóc, điều trị cho người bệnh tâm thần còn khó khăn bội phần. Tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá, vất vả nhất chính là những điều dưỡng làm việc tại khoa Nữ và khoa Nam. Đây là nơi điều trị nội trú cho bệnh nhân tâm thần cấp tính, kích động, chống đối, có hành vi nguy hiểm. Ngoài số ít bệnh nhân tâm thần bẩm sinh, đa số bệnh nhân tại đây bị tâm thần sau khi trải qua những sang chấn nặng trong cuộc sống, cú sốc tình cảm, công việc, học hành hay bị tai nạn chấn thương, nghiện. Các bệnh nhân này phải cách ly để chăm sóc, điều trị do không còn nhận thức được bản thân, hay hoang tưởng, ảo giác và không làm chủ được hành vi khi phát bệnh. Đối với các bệnh nhân này, điều dưỡng phải chăm sóc toàn diện.
Bà Phạm Thị Lợi ở xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thuỷ, có con đang điều trị tại khoa cho biết: "Từ năm 2020 con tôi bị tâm thần, nó chửi bới, đạp phá, đốt quần áo liên tục. Từ khi cháu vào đây được các bác sỹ, điều dưỡng viên chăm sóc điều trị tận tình, ân cần, đến nay con tôi đã ổn định hơn, không còn đập phá và đã nói chuyện". Điều dưỡng Trần Thị Lý, làm việc tại khoa Nữ, Bệnh viện Tâm thần Thanh Hoá cũng chia sẻ: "Tôi làm việc ở đây được 11 năm. Không ít lần nhiều lần bị bệnh nhân đánh. Rồi nhiều bệnh nhân kích động chống đối không ăn, không uống thuốc… Vất vả lắm nhưng rồi chúng tôi luôn cố tìm hiểu, gần gũi với bệnh nhân, nắm bắt tâm tư, tình cảm bệnh nhân".
Làm nghề điều dưỡng, ngoài trình độ chuyên môn thì cần phải lắng nghe, nắm bắt những tâm tư tình cảm cũng như bệnh tình của bệnh nhân, bởi không người bệnh nào giống người bệnh nào. Mỗi người bệnh có tính cách khác nhau, tâm lý bị ảnh hưởng khi mang trong mình những căn bệnh ngoài ý muốn. Như vậy để gần gũi và thấu hiểu tâm lý của người bệnh, biết được những điều họ muốn là điều không dễ dàng.
Ngoài những công việc hàng ngày như: theo dõi, thực hiện y lệnh của bác sỹ, ghi hồ sơ bệnh án…, điều dưỡng phải dành thời gian thăm hỏi, an ủi gia đình bệnh nhân cũng như bệnh nhân yên tâm điều trị để sớm phục hồi sức khỏe. Họ yêu thương người bệnh như chính người thân trong gia đình của mình. Vất vả nhiều, áp lực không ít, song được nhìn thấy bệnh nhân mình chăm sóc phục hồi sức khỏe và tinh thần từng ngày chính là động lực lớn nhất giúp các điều dưỡng viên vượt qua mọi khó khăn, gắn bó với nghề.
Trong thời kỳ nào, người điều dưỡng cũng đóng vai trò không thể thiếu trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều dưỡng là người song hành, hỗ trợ đắc lực cho bác sỹ trong suốt quá trình điều trị cho bệnh nhân. Phía sau mỗi bác sỹ giỏi là những điều dưỡng giỏi, tận tâm, tận tuỵ với nghề, với người bệnh, bởi không có trường hợp nào bệnh nhân được cấp cứu, điều trị thành công mà thiếu vắng sự trợ giúp chuyên môn từ những người điều dưỡng. Họ chăm sóc bệnh nhân ân cần như người thân, bên cạnh động viên, khích lệ tinh thần người bệnh trong quá trình hồi phục.
Nghề nào cũng phải cần phải có chữ "tâm", nghề điều dưỡng lại càng cần hơn khi hàng ngày phải chứng kiến sự đau đớn, âu lo, thậm chí là tuyệt vọng của người bệnh và người nhà bệnh nhân, phải chứng kiến nhiều cảnh đời éo le, bất hạnh, nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Bởi vậy, họ luôn tâm niệm, đã lựa chọn nghề điều dưỡng là chấp nhận hy sinh, chấp nhận thiệt thòi cá nhân, luôn tận tâm, tận lực chăm sóc người bệnh.
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc hình ảnh, phẩm chất người lính cụ Hồ
"Bộ đội cụ Hồ" là danh xưng được Nhân dân đặt cho những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được hình thành, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian qua, với âm mưu thâm độc, nhằm thực hiện mục tiêu "phi chính trị hóa" Quân đội, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp vai trò, uy tín của "Bộ đội Cụ Hồ". Thế nhưng, trái với mong muốn của chúng, dù trong thời chiến hay thời bình thì hình ảnh người lính cụ Hồ vẫn mãi sáng ngời, được dân quý, dân yêu, dân tin tưởng.
Tập trung cao nhất mọi nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã; ngay sau khi có Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Thị uỷ Nghi Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp và cách làm sáng tạo. Từ đó đã khơi dậy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với phương châm "ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", người góp công, người góp của, cùng chung tay chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.
Thanh Hóa: Kết quả 4 năm thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ"
Thời gian qua, mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ" đang được cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai mạnh mẽ . Sau 4 năm thực hiện, mô hình này đang tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong tư duy, nhận thức và cách giải quyết công việc hành chính của chính quyền các cấp, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Qua đó, đã góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, là nơi tập hợp, phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc; khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong suốt chặt đường đó, nhất là những năm gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị liên tục đăng tải thông tin thiếu chính xác, các luận điệu xuyên tạc hòng bóp méo, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc; xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Huyện Triệu Sơn với cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025 là một chủ trương sáng suốt, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đời sống của các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện Chỉ thị này, huyện Triệu Sơn đã vào cuộc sớm, tích cực. Đảng bộ huyện đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu đáng ghi nhận.
Đảng bộ huyện Yên Định nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trong những năm qua, cùng với với tập trung chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, Đảng bộ huyện Yên Định luôn quan tâm đến công tác đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Định đang tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 – 2025.
Công tác phát triển Đảng viên tại Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Là Đảng bộ lớn trong ngành y tế, thời gian qua, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo các chi bộ trực thuộc chú trọng công tác phát triển Đảng viên. Qua đó đã góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quyền thụ hưởng của người dân. Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người với những thành tựu, dấu ấn trên các lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sau hơn 7 tháng thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 -2025, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, toàn tỉnh đã vận động được hơn 280 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Cùng với nguồn hỗ trợ của Trung ương, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang phân bổ, hỗ trợ, khởi công xây dựng nhà ở tại tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, với quyết tâm đến hết tháng 9 năm 2025 sẽ xóa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa mở rộng và tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân
Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân, góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đã tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Thanh Hoá với Nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời huy động các nguồn cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.