Nghị quyết 18 tháo gỡ khó khăn về tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp
Nghị quyết số 18 - NQ/TW, ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" đã và đang được triển khai để đi vào cuộc sống. Trên lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 18 được hy vọng sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn cho các địa phương về lĩnh vực quản lý đất đai, đặc biệt về tích tụ ruộng đất, mở ra cơ hội cho người dân, doanh nghiệp phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tích tụ, tập trung đất đai là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện tái cơ cấu sản xuất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước chuyển dần từ hình thức lao động thủ công bán cơ giới sang sản xuất công nghệ cao, nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa đạt yêu cầu cao cả về chất lượng lẫn số lượng. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của tích tụ, tập trung ruộng đất, trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh ta việc chuyển đổi sử dụng đất, tạo diện tích lớn nhằm phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn đã được các cấp, ngành quan tâm và chỉ đạo thực hiện.

Nga Sơn là huyện có tiềm năng lớn về đất đai để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Năm 2019, huyện đã rà soát, định hướng vùng sản xuất, xác định diện tích cần chuyển đổi sang mô hình trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu nông nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Đến nay, toàn huyện Nga Sơn đã dồn đổi, tích tụ được hơn 500 ha đất nông nghiệp. Diện tích này được các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.
Để đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, huyện Nga Sơn đã ban hành một số chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, minh bạch trong công tác giao đất, thu hồi đất để thực hiện các dự án. Huyện cũng tăng cường công tác kiểm tra đối với đất đã giao, đã cho các tổ chức, doanh nghiệp thuê; kiên quyết thu hồi diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả.

Trên thực tế, việc tích tụ ruộng đất ở các địa phương trong tỉnh thời gian qua đã được thực hiện và đạt nhiều kết quả to lớn. Tỉnh đã ban hành bộ tiêu chí và cơ chế chính sách về sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, giúp các huyện thuận lợi hơn trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.
Trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, nhờ dồn điền, đổi thửa, thời gian qua đã xuất hiện một số mô hình sản xuất bước đầu làm tăng giá trị sử dụng đất; có những mô hình thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Trang trại của gia đình anh Phạm Phú Phục ở thôn 4, xã Ngọc Liên là một ví dụ. Anh đã tích tụ 4,5 ha đất đồi, cải tạo vườn tạp để xây dựng vườn mẫu, ứng dụng nông nghiệp công, nghệ để trồng cây măng tây xanh cho hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, trong quá trình tích tụ ruộng đất, các địa phương vẫn gặp khó khăn, do các chủ đầu tư cần nhiều đất để phát triển dự án nông nghiệp quy mô lớn, nhưng quy định về hạn điền sử dụng còn ở mức thấp. Tâm lý của người dân có đất không muốn cho thuê dài hạn, mà chỉ cho thuê thời gian ngắn từ 5 năm trở lại.
Gia đình chị Trịnh Thị Hồng ở thôn 5, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy đã thuê lại của các hộ dân khác hơn 20 ha đất để trồng mía công nghệ cao. Mong muốn tích tụ được diện tích lớn hơn để tăng quy mô sản xuất, nhưng gia đình chị gặp trở ngại do giá đất thuê lại khá cao, từ 700.000 đến 800.000 đồng/1 sào/1 năm. Để có thêm đất canh tác, vợ chồng chị phải tự thỏa thuận với các hộ dân không có nhu cầu sản xuất, nên chưa yên tâm đầu tư lâu dài.
Đối với xã Cẩm Bình, để phát huy tiềm năng đất đai, xã đã tích tụ được hơn 100 ha và đang đẩy mạnh việc tập trung đất nhằm phát triển các vùng nguyên liệu chuyên canh quy mô lớn. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng có những khó khăn trong công tác quản lý đất đai.

Nghị quyết 18 về quản lý và sử dụng đất đai mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa ban hành đã mở rộng đối tượng cũng như hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn. Sự điều chỉnh này được kỳ vọng sẽ tạo ra thay đổi cho sản xuất lớn, tháo gỡ khó khăn cho người dân và các địa phương. Vì vậy, nắm bắt cơ hội này, nhiều địa phương đã sẵn sàng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân tích tụ ruộng đất, tập trung sự chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền huyện, xã trong việc thực hiện tốt thống kê đất đai hàng năm theo quy định của luật đất đai. Các địa phương đang tập trung cao độ giải phóng mặt bằng để hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đồng thời làm tốt công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, khảo sát khoanh vùng định hướng cho các chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030.

Nghị quyết 18 sẽ khắc phục được nhiều hạn chế của việc sử dụng đất nông nghiệp như: tháo gỡ khó khăn "hạn mức" giao đất, cho phép chuyển đổi đất từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản… Những thay đổi này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy người sử dụng đất mở rộng sản xuất, khuyến khích nông dân gắn bó, yên tâm đầu tư lâu dài vào nông nghiệp, góp phần ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội.

Như Xuân tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025
Sáng 14/3, Huyện ủy Như Xuân đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới
Sau 15 năm khai thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thành quả đó là do có sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, từ đó, đã phát huy được nguồn lực và sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện.

Vĩnh Lộc: Khai giảng lớp đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế
Sáng ngày 24/2, Huyện uỷ Vĩnh Lộc tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế cho các học viên thuộc 17 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện.

Vĩnh Lộc: Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Chiều 21/2, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lớp thứ nhất năm 2025 cho các học viên là học sinh Trường Trung học phổ thông Tống Duy Tân.

Hậu Lộc xây dựng thành công huyện Nông thôn mới.
Với quyết tâm chính trị cao, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc đã chung sức, đồng lòng triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới bằng những hành động cụ thể, việc làm thiết thực. Sau một chặng đường nỗ lực vượt khó, ngày 2/1/2025, huyện Hậu Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình phấn đấu bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc trong gần 14 năm qua.

Tín dụng chính sách xã hội – Chủ trương lớn của Đảng để "không ai bị bỏ lại phía sau"
Ngày 30/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 39 về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Chỉ thị 39 là sự tiếp nối và phát triển Chỉ thị số 40 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội". Chỉ thị nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Tại Thanh Hoá, thực hiện Chỉ thị 39, trước đây là Chỉ thị 40, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận nguồn vốn chính sách của Nhà nước. Thông qua các chương trình do hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội triển khai, hàng nghìn hộ gia đình, cá nhân đã có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa Xuân trong những "căn nhà số 22"
Ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025. Chỉ thị 22 ra đời đã thổi một luồng gió nhân ái mạnh mẽ, khởi xướng cuộc vận động sôi nổi rộng khắp trên mọi vùng miền, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đem lại niềm tin, hy vọng, thắp sáng giấc mơ an cư cho các hộ gia đình khó khăn.

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
Trong không khí hân hoan phấn khởi của Xuân Ất Tỵ 2025, dân tộc Việt Nam lại có thêm một niềm vui nữa là mừng Đảng ta thêm tuổi mới. Trong suốt 95 năm qua, Mùa Xuân - Đất nước - Dân tộc và Đảng ta luôn hòa quyện với nhau làm một, cùng làm nên những kỳ tích, viết nên những trang sử vẻ vang trong lịch sử nước nhà.

Rạng rỡ Việt Nam
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM". Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Kết nạp Đảng ở Trường Sa
Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, công tác bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên mới luôn được quan tâm chú trọng, nhằm xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức đảng vững mạnh; từ đó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.