Nghị quyết số 18 - Cú hích trong nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
Mặc dù chính sách, pháp luật về đất đai đã có nhiều đổi mới, từng bước tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả; tuy nhiên, trong một số trường hợp, chính sách pháp luật về đất đai chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn. Vì vậy, Nghị quyết số 18 ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng được coi là cú hích quan trọng nhằm tiếp cục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhâp cao.
Đất đai là vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước. Nhìn lại lịch sử cách mạng Việt Nam và thực tiễn hơn 35 năm đổi mới, mỗi chủ trương mới của Đảng ta về đất đai đều mang lại những thành tựu lớn cho sự phát triển của đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có sự thống nhất cao về nhận thức đối với một số vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là về tầm quan trọng và ý nghĩa của sở hữu toàn dân về đất đai, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; mối quan hệ giữa vai trò quản lý nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu của Nhà nước. Nhận thức về chính sách, pháp luật về đất đai có nơi, có lúc chưa đúng, chưa đầy đủ. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai còn hạn chế.
Theo báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá, từ năm 2016 đến năm 2021, đơn vị này đã tiếp nhận, phân loại, xử lý 970 đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh. Trong đó, 95% đơn Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu giải quyết liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do người dân chưa phân biệt được rõ quyền sử dụng và quyền sở hữu đất. Vì vậy, Nghị quyết số 18 khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng về đất đai là: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý"; "Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu; Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ". Đồng thời Nghị quyết cũng khẳng định rõ: "Thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Ông Mai Văn Hải, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nghị quyết số 18 về tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật về đất đai có rất nhiều điều mới. Một trong những điểm mới đó là Trung ương đặc biệt quan tâm đến vấn đề hoàn thiện thể chế. Trong đó điểm quan trọng thứ nhất đó là vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thứ hai là hoàn thiện thể chế có liên quan tới xác định giá đất và vấn đề thứ 3 là liên quan đến vấn đề giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Thực hiện tốt nội dung này sẽ tạo ra một sự minh bạch trong trong giao đất, cho thuê đất, tránh lãng phí đất đai cũng như là tránh được cái vấn đề tiêu cực, tham nhũng trong giao đất, cho thuê đất".
Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương đảng đặt ra mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết cũng xác định, nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng đảm bảo tiết kiệm, bền vững hiệu quả cao nhất; thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất trở thành kênh phân bổ đất đai hợp lý, công bằng, hiệu quả.
Về quan điểm "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý", Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững.
Nghị quyết xác định rõ "Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu; quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được pháp luật bảo hộ. Người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật". Vì thế, thể chế, chính sách về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ và phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có chính sách phù hợp với từng đối tượng, loại hình sử dụng đất để khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai; kiên quyết khắc phục tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện về đất đai, đầu cơ và sử dụng đất đai lãng phí.
Ông Mai Văn Hải, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương có định hướng về việc sẽ đánh thuế đối với những người có nhiều diện tích đất ở hoặc là có nhiều nhà ở. Đây là một chủ trương rất mới, đúng và trúng để chúng ta kiểm soát tốt hơn thị trường bất động sản, thị trường đất đai, tránh được việc đầu cơ cũng như thị trường ảo để đảm bảo quyền của người sử dụng đất được tốt hơn".
Thực tiễn thời gian qua, sai phạm ở nhiều nơi có liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất nhưng không thông qua đấu giá, không công khai, minh bạch. Để đảm bảo minh bạch, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ giám sát, tránh bị lợi dụng, Nghị quyết 18 tiếp tục khẳng định giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và đặt ra yêu cầu cần phải có quy định cụ thể, chặt chẽ về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; bảo đảm công khai, minh bạch. Yêu cầu có cơ chế đồng bộ, cụ thể để xử lý vi phạm, khắc phục tình trạng lãng phí, vi phạm về đất đai.
Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã ban hành Kế hoạch số 92 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Kế hoạch 92 đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, trong đó đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết dứt điểm, kịp thời tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; xiết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá cho biết: "Trên cơ sở Kế hoạch 92 của Tỉnh ủy, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thực hiện việc xác minh giải quyết kịp thời các vụ việc thuộc thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai đảm bảo khách quan đúng quy định của pháp luật. Xử lý ngay từ khi vụ việc mới phát sinh, nhất là các vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh".
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã được tỉnh Thanh Hóa triển khai đến tất cả các cấp, ngành, các địa phương. Điểm mới của Nghị quyết lần này là yêu cầu quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu các loại đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên, thể hiện được thông tin đến từng thửa đất.
Trong thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương cần phải triển khai tốt nội dung Nghị quyết số 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng; đồng thời, Quốc hội đặt mục tiêu đến năm 2023 hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 và một số luật liên quan, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất; Chính phủ phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. Như vậy, đến năm 2030 hệ thống pháp luật về đất đai sẽ cơ bản được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Huyện Mường Lát nỗ lực giảm nghèo
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, hơn 3 năm qua, chương trình đã được triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.