Nghiên cứu, chuyển giao giống cây trồng mới phục vụ sản xuất
Thanh Hóa là địa phương có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực trồng trọt. Để nâng cao thu nhập cho người nông dân và hiệu quả của ngành nông nghiệp, các đơn vị chức năng trong tỉnh đã đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Từ tháng 9 năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng mô hình trồng khảo nghiệm giống nho Hạ Đen trên diện tích 0,2ha. Nho Hạ Đen là giống nho không hạt. Đây là giống nho nội địa của Trung Quốc được trồng thí nghiệm thành công ở Đại học Nông Lâm Bắc Giang và sau đó được nhân rộng ra nhiều vùng trên cả nước. Nho Hạ Đen là giống nho thích hợp trồng ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Sau 1 thời gian thí nghiệm, Trung tâm đã làm chủ được quy trình canh tác hữu cơ. Kết quả bước đầu cho thấy mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, sạch sâu bệnh. So với các giống nho đang được trồng đại trà thì nho Hạ Đen có một số đặc điểm nổi bật như: khả năng sinh trưởng khoẻ, nhanh cho thu hoạch (thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch 95 – 120 ngày), quả ăn có vị ngọt, thịt quả giòn, khi chín màu đen có mùi thơm dịu, năng suất trung bình đạt 16-18 tấn/ha, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng truyền thống với giá trị thu nhập đạt 150 triệu/ha.
Kỹ sư Đỗ Quốc Chính, Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Đây là cây trồng mới, bà con trồng nho Hạ Đen phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật canh tác, phải nắm vững và làm chủ kỹ thuật thì mới có thể thành công, trong đó điều kiện tiên quyết là vườn trồng phải có mái che và được lắp đặt hệ thống tưới để cung cấp dinh dưỡng đến từng gốc cây đảm bảo nho phát triển đồng đều".
Vốn đã từng trồng thử một diện tích nhỏ bằng giống keo lai nuôi cấy mô và bước đầu cho kết quả khả quan, năm 2021, khi Viện Nông nghiệp Thanh Hóa triển khai dự án khuyến nông Trung ương trên địa bàn, gia đình anh Vi Văn Hoan ở thôn Hợp Tiến, xã Thanh Tân, huyện Như Xuân đã đăng ký trồng toàn bộ 10 ha rừng sản xuất bằng giống keo lai nuôi cấy mô. Quá trình trồng keo, gia đình anh được hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn quy trình kỹ thuật. So sánh với diện tích trồng bằng giống keo Úc ươm hạt trồng cùng thời điểm, diện tích trồng rừng bằng keo lai nuôi cấy mô cho sinh khối gỗ tăng cao hơn nhiều.
Anh Vi Đại Hoan, Thôn Hợp Tiến, xã Thanh Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Cây keo mô sinh trưởng hát triển tốt, sinh khố gỗ gấp đôi keo thường cùng thời gian trồng, tới đây gia đình tôi tiếp tục trồng bằng keo mô".
Là đơn vị trực thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, ng ty đ ệm giống cây trồng, trong năm 2023, Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng đã chọn tạo và duy trì hàng chục giống cây trồng chất lượng, hiệu quả. Theo đó, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Khảo nghiệm quốc gia thực hiện khảo nghiệm diện hẹp đánh giá được 45/98 giống lúa triển vọng, khảo nghiệm diện rộng được 30/64 giống lúa triển vọng. Tháng 1/2024, giống lúa thuần Sao Vàng của Trung tâm đã được Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận lưu hành cho vùng Trung du miền núi phía bắc, hiện Trung tâm đang tiếp tục chọn dòng khảo nghiệm để công nhận cho vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Chung, Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ giống cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Ưu điểm giống lúa này có mùi thơm nhẹ, kháng sâu bệnh trong sản xuất vụ xuân, vụ mùa, chúng tôi đang chuyển giao cho các địa phương để nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con".
Kỹ sư Lưu Thị Huyền, Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ giống cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong quá trình nghiên cứu khảo nghiệm các giống sen này thì chúng tôi khảo nghiệm được 3 giống sen; ưu điểm cho năng suất cao, hạt bở, hoa lâu tàn, thời gian tới sẽ nhân giống lưu hành cho nông dân trong tỉnh sản xuất".
Thời gian qua, cùng với chú trọng chọn tạo các giống cây trồng chủ lực, Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ giống cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hoá đã nỗ lực nghiên cứu, chọn tạo ra những giống có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của tỉnh, như: chuyển giao quy trình sản xuất một số giống rau: bí đỏ, dưa chuột, cà chua, khoai môn chỉ tím; chọn tạo nhân giống hoa, sưu tập, bảo tồn và nhân giống bưởi Luận Văn; liên kết sản xuất giống dứa nuôi cấy mô, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các địa phương. Để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tập trung nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, phối hợp tốt với các Cơ quan nghiên cứu đầu ngành để tiếp cận đưa tiến bộ khoa học về ứng dụng trên địa bàn, góp phần làm thay đổi nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Tiến sỹ Nguyễn Trọng Quyền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa chia sẻ: "Đối với những mô hình thành công thì hiện nay các doanh nghiệp đã cơ bản đầu tư tiếp cận được với các cơ cấu đối tượng giống cây trồng mới; tuy nhiên cần có các giải pháp hỗ trợ của các cơ quan trong huy động nguồn ngân sách đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí tào tạo nguồn nhân lực để trung tâm tiếp tục hoàn thiện và hình thành các nghiên cứu cơ bản; tiếp tục khảo nghiệm giống mới để được công nhận giống mới lưu hành phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh".
Việc nghiên cứu, chọn tạo thành công các giống cây trồng mới của Trung tâm Nghiên cứu, Khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã góp phần quan trọng trong việc chủ động nguồn giống tại chỗ; góp phần bổ sung vào cơ cấu bộ giống cây trồng, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.