Ngư dân Thanh Hoá vào mùa biển mới
Ngay sau thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán, ngư dân các địa phương ven biển của Thanh Hóa lại chuẩn bị mọi điều kiện cho chuyến đi biển đầu năm, mang theo kỳ vọng một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.
Sau một thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, ông Nguyễn Văn Sơn, chủ tàu cá ở khu phố Tân Lập, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện, sẵn sàng cho chuyến vươn khơi khai thác mới.

Ông Nguyễn Văn Sơn (bên trái), khu phố Tân Lập, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Sơn, khu phố Tân Lập, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi ăn Tết xong, anh em bảo dưỡng máy móc, ngư lưới cụ để vươn khơi chuyến đầu năm, khởi đầu cho năm nay được làm ăn thuận lợi".
Xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa có 101 phương tiện khai thác xa bờ. Những năm gần đây, do ngư trường Vịnh Bắc Bộ ngày càng cạn kiệt nên nhiều tàu cá đã chuyển sang khai thác tại ngư trường phía Nam, chủ yếu thuộc khu vực Đà Nẵng. Ngay sau Tết Nguyên đán, các ngư dân đã chuẩn bị ngư lưới cụ, kiểm tra máy móc, thiết bị cho chuyến ra khơi đầu năm.

Tỉnh Thanh Hóa hiện có gần 6.000 phương tiện khai thác thủy sản, trong đó tàu có chiều dài trên 15m có 1.100 phương tiện. Từ đầu năm đến nay, mặc dù thời tiết không thuận lợi cho hoạt động khai thác trên biển nhưng với sự động viên, chia sẻ kịp thời của các cấp chính quyền; sự hỗ trợ, tạo điều kiện tích cực của các ngành chức năng, nhiều ngư dân vẫn tích cực vươn khơi bám biển, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều lao động.

Ông Lê Cao Kích, Phó Giám đốc Cảng cá Thanh Hóa
Ông Lê Cao Kích, Phó Giám đốc Cảng cá Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, một số tàu đi vùng biển phía Nam đã xuất phát từ mùng 4 Âm lịch. Vùng khai thác ở vịnh Bắc Bộ thì bà con cũng đang chuẩn bị lưới chài. Qua khảo sát, chúng tôi thấy cơ bản các tàu đã chuẩn bị đầy đủ về ngư lưới cụ. Với tinh thần ấy thì mong năm 2025, bà con vươn khơi bám biển được mùa".

Để giúp ngư dân yên tâm bám biển, các ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương ven biển đang tiếp tục củng cố, phát triển các tổ đoàn kết trên biển; khuyến khích các chủ tàu cá khai thác vùng khơi, ứng dụng các tiến bộ khoa học để nâng cao hiệu quả, chất lượng, giá trị sản phẩm khai thác hải sản; hỗ trợ các chủ tàu cá tìm kiếm ngư trường khai thác mới ở các tỉnh phía Nam; Đồng thời, khuyến khích các cơ sở thu mua, dịch vụ hậu cần nghề cá tổ chức thực hiện theo chuỗi liên kết, đảm bảo cho tàu cá hoạt động sản xuất dài ngày trên biển nhằm góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả khai thác. Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, khai thác đạt trên 130 nghìn tấn thủy sản trên biển.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng
Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng là chìa khóa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nhà đầu tư, trong thời gian qua, các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.