Người dân các xã phía Tây Bắc của huyện Yên Định thiếu nước sạch
Hiện nay, hàng chục ngàn người dân các xã phía Tây Bắc của huyện Yên Định đang thiếu nước sạch để sinh hoạt. Hằng ngày, người dân phải sử dụng các nguồn nước không an toàn để phục vụ cho đời sống. Trong khi đó, nhà máy nước sạch khu vực Kiểu, tại xã Yên Phong mặc dù được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư xây dựng từ năm 2020 nhưng vẫn chậm trễ trong triển khai thực hiện.
Gia đình ông Lê Trọng Trung cũng như hàng chục hộ gia đình khác tại xã Yên Trường, huyện Yên Định phải dùng nước giếng khơi để sinh hoạt. Nguồn nước giếng khơi khi lấy lên bị ô nhiễm nặng, có mùi hôi, tanh, thậm chí bị nhiễm dầu và dần bị cạn kiệt.

Người dân tại đây chỉ còn cách bỏ ra hàng chục triệu đồng để khoan giếng ở độ sâu từ 70 đến 150 m trở lên để có nước sử dụng.

Ông Trịnh Gia Mạnh, Thôn Thạc Quả, xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
Ông Trịnh Gia Mạnh, Thôn Thạc Quả, xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trước gia đình dùng giếng khơi, nhưng nó hết nước lại ô nhiễm nên gia đình phải khoan giếng để dùng. Nước lấy lên đều phải lọc qua thiết bị RO. Chúng tôi rất mong muốn có nhà máy nước sạch để sử dụng".
Trong khi hàng chục ngàn người dân 12 xã phía Tây Bắc của huyện Yên Định "khát" nước sạch để sinh hoạt thì Dự án nhà máy nước sạch Kiểu tại xã Yên Phong lại "dậm chân" tại chỗ. Đã gần 3 năm sau khi được UBND tỉnh chấp thuận, phê duyệt, gia hạn tới lần thứ 2, UBND huyện Yên Định cũng đã trực tiếp làm việc nhiều lần nhưng chủ đầu tư Dự án là công ty Cổ phần Môi trường, sinh vật cảnh và Rau má xứ Thanh vẫn chưa triển khai thực hiện.

Đến thời điểm hiện nay, toàn bộ Dự án nhà máy nước sạch có diện tích gần 5,4 ha với tổng kinh phí đầu tư 123 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động quý 4 năm 2022 chỉ mới có một ngôi nhà nhỏ cùng toàn bộ diện tích đất đang bỏ hoang, cổng khoá im lìm. Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân 12 xã phía Tây Bắc của huyện Yên Định hiện đangbức thiết hơn bao giờ hết!

Người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp cao nhất bằng 6,0 lần mức lương cơ sở
Từ 1/7/2025, người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng mức cao nhất bằng 6,0 lần mức lương cơ sở, tương ứng 14.040.000 đồng/tháng.

Đảm bảo quyền lợi bảo hiểm xã hội, y tế khi vận hành chính quyền 2 cấp
Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định, khi mô hình chính quyền địa phương hai cấp vận hành trên toàn quốc, mọi quyền lợi về lương hưu, trợ cấp và bảo hiểm y tế của người dân được bảo đảm đầy đủ, kịp thời, không bị gián đoạn.

Tập huấn truyền thông, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao tại Trại giam Thanh Phong
Chiều 1/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc hội nghị tập huấn truyền thông về vai trò, giá trị của gia đình đối với phạm nhân; tập huấn, hướng dẫn hoạt động thể dục, thể thao, tổ chức giải đấu thể thao cho các bộ chiến sĩ, cảnh sát Trại giam Thanh Phong, thuộc Cục Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (C10).

Giữ vững tình hình an ninh trật tự trong quá trình sắp xếp bộ máy hành chính
Tương ứng với sự sắp xếp bộ máy chính quyền, 547 Công an xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh sắp xếp còn 166 Công an phường, xã. Dù công tác chuẩn bị cho hoạt động của đơn vị Công an mới vô cùng khẩn trương, gấp rút, song lực lượng Công an cấp cơ sở vẫn giữ vững trận địa, đảm bảo tình hình an ninh trật tự ổn định trên địa bàn.

Bảo đảm trật tự an toàn giao thông khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Để nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn, ngay sau khi vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với lực lượng Công an xã, phường, tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT và tuần tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ngay từ cơ sở.

Đảm bảo sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động
Tận dụng nguồn lực hiện có nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu lâu dài là quan điểm quan trọng trong việc sử dụng tài sản công phục vụ chính quyền địa phương 2 cấp. Việc làm này không chỉ giúp chính quyền 2 cấp vận hành thông suốt mà còn tiết kiệm nguồn lực xã hội, củng cố lòng tin ở Nhân dân. Tại tỉnh Thanh Hóa, phương án sử dụng các công sở, tài sản công được các địa phương lập phương án cụ thể, bố trí khoa học và hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho thời điểm đưa chính quyền địa phương 2 cấp vào vận hành.

Từ 1/7/2025, ngừng giao dịch thẻ ATM công nghệ từ
Kể từ ngày 1/7/2025, toàn bộ thẻ ATM sử dụng công nghệ từ sẽ bị ngừng chấp nhận giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng. Quy định này áp dụng với tất cả các loại thẻ có dải từ, bao gồm cả thẻ chỉ có dải từ và thẻ kết hợp chip với từ.

Từ ngày 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Theo Nghị định số 151/2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai. Từ ngày 1/7, việc giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu sẽ được thực hiện tại cấp xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường sẽ là người trực tiếp ký cấp sổ đỏ trong các trường hợp đủ điều kiện theo quy định.

Đại hội đảng bộ viễn thông Thanh Hoá
Sáng 01/7/ 2025, Đảng bộ Viễn Thông Thanh Hoá đã tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ đưa VNPT Thanh Hoá trở thành doanh nghiệp số thông minh, năng động, hiệu quả, có vai trò quan trọng trong bản đồ số Quốc gia của Việt Nam và thâm nhập thành công vào thị trường khu vực, quốc tế.

166 xã của tỉnh Thanh Hóa ổn định ngay từ ngày đầu hoat động
Ngày 1/7, cùng với cả nước, 166 đơn vị hành chính mới của tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào vận hành, ghi dấu ngày đầu tiên hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày đầu tiên này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra quá trình vận hành của bộ máy các cơ quan cấp xã ở một số địa phương trong tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.