Người dân huyện Thường Xuân hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng
Thường Xuân là huyện có diện tích cung ứng dịch vụ môi trường lớn nhất trong các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nhờ nguồn kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng, người dân đã có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống cũng như đầu tư phát triển các mô hình kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Gia đình ông Lưu Hữu Phước ở thông Na Nghịu, xã Yên Nhân huyện Thường Xuân nhận khoán bảo vệ trên 20 ha rừng từ Ban quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân. Mỗi năm ông nhận được từ 10-12 triệu đồng kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Nhờ nguồn thu ổn định này ông đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi, cho thu nhập ổn định.
Ông Lưu Hữu Phước - Thôn Na Nghịu, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Được tiền bảo vệ rừng tôi mang về đầu tư chăm nuôi trồng cây, cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng để trang trải nuôi con cái. Từ ngày có thu nhập ổn định, anh em trong bản ai cũng có cơm ăn áo mặc nên tích cực tham gia bảo vệ rừng".
Năm 2022, người dân thôn Na Nghịu đã được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên diện tích 3000 ha với tổng kinh phí khoảng 700 triệu đồng, trong đó có một số hộ nhận khoán và bảo vệ rừng với diện tích lên tới 30 ha.
Chị Ngân Thị Thêm - Thôn Na Nghịu, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mỗi năm gia đình tôi nhận được khoản kinh phí tương đối ổn định nhờ dịch vụ môi trường rừng. Gia đình tôi đã đầu tư phát triển trồng cam trên diện tích gần 1 ha. Đến nay thu nhập từ trồng cam tương đối ổn định".
Thường Xuân là huyện miền núi có diện tích rừng lớn với trên 82,59 nghìn ha, trong có trên 80 nghìn ha diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trong năm 2022, các đơn vị chủ rừng nhà nước, UBND các xã và chủ rừng cộng đồng của huyện Thường Xuân đã được chi trả kinh phí dịch vụ môi trường rừng với số tiền trên 11,6 tỉ đồng.
Nguồn kinh phí này không chỉ giúp các đơn vị mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng mà còn tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân thông qua nhận khoán bảo vệ rừng. Đặc biệt, nhờ nguồn thu trích từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng, các thôn bản của huyện Thường Xuân đã sửa chữa, xây dựng đươc hàng chục công trình dân sinh phục vụ cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng thôn Thác Làng, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong những năm qua cộng đồng thôn Thác Làng sử dụng nguồn tiền này phát huy hiệu quả tối đa xây dựng nhiều công trình như nhà văn hóa thôn, sửa đường mua sắm loa đài bà con không phải đóng thêm bất cứ nguồn kinh phí nào. Mà đều trích từ nguồn quỹ dịch vụ môi trường rừng".
Việc chia sẻ lợi ích từ dịch vụ môi trường rừng đã tăng thêm nguồn lực để huyện Thường Xuân làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng. Trong những năm gần đây, an ninh rừng trên địa bàn huyện được đảm bảo, số hộ xâm lấn nương rẫy không còn và nạn khai thác rừng trái phép đã giảm hẳn, từ đó góp phần nâng độ che phủ rừng toàn huyện đạt 74,6%.
Cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo mới trên không gian mạng
Mặc dù lực lượng công an liên tục triển khai các phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn; thế nhưng, tình trạng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Các đối tượng liên tục có các phương thức, thủ đoạn mới vô cùng tinh vi; thậm chí là có những vụ việc mang tính chất lừa đảo xuyên quốc gia trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản cho các bị hại.
Huyện Nga Sơn đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Thời điểm này không khí chuẩn bị đón Noel ở các xứ đạo của huyện Nga Sơn đã rất rộn ràng. Cùng với đó, các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách còn khó khăn được hỗ trợ xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện cũng đang tích cực hoàn thiện nhà để đón năm mới trong những ngôi nhà của Chỉ thị 22.
Cổng thông tin điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế online
Tổng cục Thuế vừa chính thức công bố Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Vai trò của bộ đội cụ Hồ trong xây dựng nông thôn mới ở Như Thanh
Với đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Như Thanh, cuộc sống đã đổi thay nhờ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong đó, một phần nhờ sự chung sức, đồng lòng của những anh “Bộ đội cụ Hồ”.
Hành động cho tăng trưởng xanh bền vững
Mới đây, Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã phối hợp với Công ty Idemitsu Kosan và Công ty Sagri của Nhật Bản đã công bố hợp tác triển khai dự án Giảm phát thải Carbon vùng nguyên liệu mía Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Sự kiện không chỉ đánh dấu bước tiến của doanh nghiệp trong định hướng phát triển xanh mà còn là dự án tiên phong thúc đẩy nền nông nghiệp xanh, hướng tới tăng trưởng kinh tế xanh bền vững trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.
Phát triển nghề truyền thống, tạo việc làm cho lao động nông thôn
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 125 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 85 làng nghề truyền thống và 40 làng nghề mới, tạo việc làm cho gần 60.000 lao động.
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 8, di chuyển theo hướng Đông Bắc
Hồi 07 giờ ngày 22/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 6,0 độ Vĩ Bắc; 115,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39- 49km/h), giật cấp 8; di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ khoảng 10km/h.
Giải bóng chuyền nam chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng ngày 21/12, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hoằng Hoá đã tổ chức giải bóng chuyền chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Đại hội Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Thanh Hóa
Sáng ngày 21/12, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024-2029. Nhiệm kỳ qua, Chi hội đã có nhiều hoạt động sôi nổi, góp phần tuyên truyền các sự kiện lớn của đất nước, nhiệm vụ chính trị của tỉnh và quảng bá hình ảnh đất và người xứ Thanh.
Điểm tựa vững vàng nơi biên cương
Phát huy truyền thống "đoàn kết, gắn bó mật thiết với Nhân dân", những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa luôn coi "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", tích cực tham gia xây dựng củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân" ở khu vực biên giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.