Người dân ùn ùn đổ về lễ hội hoa dã quỳ độc đáo ở Gia Lai
Trong những ngày này, tại ngọn núi lửa Chư Đăng Ya đang diễn ra lễ hội hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya năm 2020. Lễ hội thu hút được hàng ngàn lượt người tham quan.
Lễ hội hoa dã quỳ được diễn trong 3 ngày từ ngày 20/11 đến ngày 22/11 dưới chân ngọn núi lửa Chư Đăng Ya (làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai). Trong những ngày này, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động đặc sắc mang đậm chất Tây Nguyên dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya.
Vào khoảng tháng 11, dưới ngọn núi lửa Chư Đăng Ya là cánh đồng rộng lớn được phủ bởi màu vàng rực rỡ của loại dã quỳ đang đua nhau khoe sắc. Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya có niên đại hàng triệu năm và đã ngừng phun dung nham từ lâu.
Nhìn từ dưới chân núi, núi lửa Chư Đăng Ya như một chiếc bát úp nhưng lên đến đỉnh núi lại là một thung lũng rộng lớn, bốn bề cây cối xanh tốt.
Với độ nghiêng độc đáo của triền núi lửa Chư Đăng Ya và ánh sáng mặt trời chiếu rọi tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, lung linh huyền ảo. Chính lớp đất đỏ bazan đã làm cây cỏ ở đây quanh năm xanh tốt, cây trồng thì không phải tưới nước, cây cỏ dại thì mọc hoang um tùm.
Mỗi mùa hoa nở, người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai lại hào hứng đến với lễ hội hoa dã quỳ. Năm nay, du khách không chỉ được tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn chìm đắm và trải nghiệm các hoạt động văn hóa- văn nghệ và quảng bá du lịch mang đậm nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số như: trình diễn cồng chiêng, biểu diễn nghệ thuật đan lát, dệt, thổ cẩm…
Ngoài ra, du khách còn được tham quan, mua sắm, thưởng thức các món ăn đặc trưng của Tây Nguyên nói chung và Chư Păh nói riêng như đặc sản cơm lam gà nướng, rượu ghè, thịt nướng lồ ô…
Đặc biệt, lễ hội năm nay diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 15 năm “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại.
Do đó các hoạt động trình diễn cồng chiêng, nghề thủ công, các môn thể thao truyền thống cũng được phô diễn đầy đủ sắc màu văn hóa độc đáo của di sản.
Lễ hội hoa dã quỳ năm nay còn có hoạt động quyên góp, ủng hộ bà con miền Trung bị thiệt hại do mưa, bão. Chỉ trong vòng mấy giờ đồng hồ khai mạc, số tiền ủng hộ bà con miền Trung đã lên đến gần 130 triệu đồng.
Cùng ngày, tại đồi cỏ hồng xã Glar, UBND huyện Đak Đoa tổ chức lễ khai mạc Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số, gắn với du lịch đồi cỏ hồng và phiên chợ hàng nông sản huyện Đak Đoa lần thứ IV năm 2020.
Ngày hội năm nay có sự tham gia của 20 gian hàng nông sản sạch của các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn huyện và 5 gian hàng trưng bày các sản phẩm truyền thống như thổ cẩm, gùi, nhạc cụ…
Phạm Hoàng/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí đến hết tháng 12/2024
Từ đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới chính thức mở cửa đón và phục vụ khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12/2024. Trong những ngày đầu mở cửa, Bảo tàng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân và du khách. Tất cả du khách tham quan đều hào hứng, thích thú chiêm ngưỡng, tìm hiểu về dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam.
Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc
Tối 11/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và thành phố Hà Nội cùng đông đảo các nghệ sĩ, người làm điện ảnh, người yêu điện ảnh trong nước và quốc tế tham dự.
Tập kết ra Bắc năm 1954 - Cuộc chuyển quân lịch sử
Cách đây 70 năm, năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định: một mặt, phải tổ chức, bố trí lại lực lượng cán bộ ở miền Nam; mặt khác phải khẩn trương thực hiện việc chuyển quân, tập kết, đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập để chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ.
Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho - Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Thiệu Hóa
Tiến sĩ Nguyễn Quán Nho là một trong bốn danh sĩ của đất Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã làm quan đến chức Tể tướng thời Hậu Lê, công trạng nhiều và là tấm gương sáng thanh liêm cho hậu thế, xứng đáng được ghi nhớ và tôn vinh. Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho tại thị trấn Thiệu Hoá đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993 và là địa chỉ đỏ đối với du khách thập phương.
Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 14 triệu lượt
Theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 10/2024 đạt hơn 1,4 triệu lượt khách. Tính chung 10 tháng năm 2024, Việt Nam đón hơn 14 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Về phía Tây thành phố
Từ trung tâm thành phố, đi về phía Tây, sẽ có bao điều thú vị. Qua cầu vượt Phú Sơn, cầu Cao, về sông Lê, chợ cầu Đống, núi Nhồi với những câu chuyện gắn với biết bao thăng trầm, đổi thay của mảnh đất này.
Hội nghị định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng Quan Sơn
Ngày 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện.
Vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
Bên cạnh các ngôi chùa cổ với hàng trăm năm tuổi, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có không ít công trình tôn giáo được xây dựng mới khang trang, bề thế. Trong đó, không thể không nhắc tới một ngôi thiền viện có kiến trúc đẹp, hiện đại mà vẫn mang đậm chất chùa Việt - uy nghi, trang nghiêm và thanh tịnh. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.