Người dân vẫn chủ quan trong phòng chống sốt xuất huyết
(TTV) - Hiện số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng mạnh tại nhiều địa phương trong tỉnh. Ngành Y tế đã phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, người dân vẫn còn rất chủ quan, lơ là, xem nhiệm vụ phòng chống sốt xuất huyết là của ngành Y tế và chính quyền địa phương.
Thôn Công Bình, xã Định Bình, huyện Yên Định sau gần 1 tháng xuất hiện bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Rác thải vẫn được xả bữa bãi quanh khu vực dân cư; vườn cây, bụi rậm um tùm - nơi trú ngụ của muỗi không được chú ý phát quang; các chum, vại, và nhiều vật dụng có chứa loăng quăng, bọ gậy trong các gia đình vẫn chưa được chú ý, loại bỏ… Không ít gia đình tại thôn Công Bình, xã Định Bình, huyện Yên Định đang rất chủ quan đối với dịch bệnh sốt xuất huyết.
Tại huyện Thọ Xuân, hiện nay đã có 18/41 xã, thị trấn có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Ghi nhận tại Bệnh viện đa khoa huyện Thọ Xuân, hai tuần trở lại đây, số ca mắc sốt xuất huyết đã có dấu hiệu tăng mạnh. Để chủ động đối phó với dịch bệnh, hạn chế nguy cơ bùng phát, lây lan bệnh sốt xuất huyết, bệnh viện vừa tiền hành phun hóa chất phòng dịch lần 3; yêu cầu bệnh nhân thực hiện nghiêm việc phải mắc màn khi ngủ; đồng thời, chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư phòng chống dịch.
Tại các địa phương trong huyện, bằng băng rôn, khẩu hiệu, các chương trình phát thanh của thôn, xã thậm chí cả tuyên truyền về dịch sốt xuất huyết trực tiếp đến từng hộ dân, nhưng đa phần người dân vẫn xem việc phòng chống sốt xuất huyết là nhiệm vụ của ngành Y tế.
Chỉ tính riêng từ đầu tháng 8 tới nay, toàn tỉnh đã ghi nhận hàng trăm ca bệnh sốt xuất huyết. Dự báo, thời gian tới, sốt xuất huyết sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp do đang trong thời điểm mùa dịch và điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi vằn phát triển.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Để phòng, chống bệnh hiệu quả, điều quan trọng nhất hiện nay vẫn là người dân cần phải kết hợp tốt với cán bộ y tế trong việc vệ sinh môi trường, diệt trừ muỗi, loăng quăng, bọ gậy. Đặc biệt, mỗi người dân phải nâng cao cảnh giác với bệnh, khi phát hiện có các biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, phát ban hoặc có xuất huyết dưới da, xuất huyết chân răng... cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh biến chứng nặng cũng như lây lan trong cộng đồng.
Thùy Dung – Xuân Sơn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh
Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.

Khoảng 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050
Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% - 90% trẻ em ở Châu Á, bao gồm Việt Nam, có thể bị cận thị vào năm 2050.

Ngân hàng máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn EU-GMP
Ngân hàng máu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU – GMP (Thực hành sản xuất tốt theo quy chuẩn châu Âu). Việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU-GMP đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực huyết học – truyền máu tại Thanh Hóa.

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ ở tất cả các bộ phận, đảm bảo thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.