Người “giữ hồn” văn hoá dân tộc Thổ Thanh Hóa
Trong một chuyến công tác tại huyện miền núi Như Xuân, chúng tôi có dịp đến thăm vùng đất của đồng bào Thổ và được nghe những câu chuyện thú vị về ông Lê Văn Cứu – người đã dành gần 40 năm để sưu tầm, lưu giữ và phát triển nhiều làn điệu dân ca, các loại nhạc cụ và phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ Thanh Hoá.
Đối với bà con người Thổ ở Thanh Hoá, nói chung và huyện miền núi Như Xuân nói riêng, nhiều năm nay, ngôi nhà của gia đình ông Lê Văn Cứu đã trở thành "điểm hẹn" cho những người yêu quý văn hoá truyền thống.
Tại đây, bà con không chỉ được tận mắt nhìn thấy các hiện vật đặc trưng cho văn hóa của dân tộc Thổ vốn dĩ đã bị thất truyền, mà còn được nghe ông chia sẻ về những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc; tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa… Ngoài ra, ông cũng là người động viên, khuyến khích mọi người giữ gìn trang phục truyền thống, nói tiếng Thổ, tập đánh trống, chiêng, thổi kèn môi... Nhờ đó, đến nay những bản sắc văn hoá đặc trưng của dân tộc Thổ vẫn được gìn giữ.
Theo chia sẻ của ông Lê Văn Cứu, những hiện vật được trưng bày ở đây đều được ông sưu tầm từ nhiều bản làng của người Thổ Thanh Hoá. Gần 40 năm qua, bước chân của ông đã in dấu khắp bản làng. Đi đến đâu, ông cũng chịu khó tìm gặp các già làng; say sưa, tỉ mỉ, kì công sưu tầm và lưu giữ các làn điệu dân ca, các loại nhạc cụ, đồ dùng sinh hoạt, các phong tục tập quán truyền thống của đồng bào Thổ. Với những đóng góp của mình, ông Lê Văn Cứu đã được bà con yêu mến gọi bằng cái tên " nhà văn hoá của bản Thổ".
Ông Lê Ngọc Dùng, Khu phố Thấng Sơn, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Dân tộc Thổ chúng tôi có nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc, tuy nhiên theo thời gian cũng bị mai một dần. Thấy được điều đó nên bác Cứu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết của mình để sưu tầm, khôi phục lại văn hoá Thổ để truyền lại cho các con cháu mai sau".
Không chỉ đam mê sưu tầm các hiện vật cổ, ông Lê Văn Cứu còn dành nhiều tâm huyết để truyền dạy các trò chơi dân gian của dân tộc Thổ cho bà con. Những thành viên trong "Câu lạc bộ Văn hóa dân gian dân tộc Thổ" của các thôn bản ở Như Xuân cũng thường xuyên tìm đến ông để giao lưu, học hỏi. Và bằng tấm cả tấm lòng, ông Lê Văn Cứu lại tận tình hướng dẫn cho bà con. Tình đồng bào trong giao lưu văn hoá ngày thêm bền chặt.
Đối với đồng bào dân tộc Thổ, những làn điệu dân ca đã trở thành nét văn hóa đặc trưng. Tuy nhiên hiện nay, do nhiều yếu tố, nét văn hóa này đang đứng trước nguy cơ mai một. Đó là lý do thôi thúc để ông Lê Văn Cứu miệt mài tìm tòi, sáng tạo, lưu giữ và truyền dạy những làn điệu dân ca, cho đồng bào mình.
"Chậm đò ho" là một hình thức biểu diễn dân ca của dân tộc Thổ. Ông Lê Văn Cứu cho biết, ban đầu "Chậm đò ho" là 1 trong 5 bài hát ru của người Thổ. Đó là tiếng hát được đu đưa theo nhịp tiếng đạp chân của người mẹ nằm võng. Dần dần, bà con đã sáng tạo hơn trong cách thức thể hiện làn điệu này.
Tâm huyết với văn hóa truyền thống của dân tộc Thổ, ông Lê Văn Cứu lại càng lo lắng về sự biến thiên thay đổi theo thời gian. Hiện, nghề dệt truyền thống gần như đã không còn, trang phục không ai mặc; chữ viết riêng thì không có; nhiều người không biết nói tiếng Thổ, nhất là giới trẻ… Với mục đích để mỗi người con dân tộc Thổ hiểu thêm về phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của tổ tiên, ông bà xưa; kế thừa và phát huy những tinh hoa, loại bỏ hủ tục trong mỗi gia đình, đầu năm 2023, fanpage "Người Thổ, nói tiếng Thổ, yêu vốn cổ" chính thức được ông Lê Văn Cứu lập nên. Lúc đầu số lượng người tham gia chỉ có vài chục người, đến nay trang fanpage đã thu hút hàng nghìn người theo dõi. Tại đây, mọi người có thể chia sẻ và trao đổi về các nội dung liên quan đến văn hóa của đồng bào Thổ, cũng như kết nối thêm bạn bè ở khắp các vùng miền đất nước.
Ông Lê Hữu Nguyên, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Địa phương luôn quan tâm tuyên truyền Nhân dân thực hiện nếp sống văn hoá mới, đặc biệt là văn hoá của dân tộc Thổ cần được gìn giữ".
Làm thơ, viết báo, nghiên cứu văn hoá… ở lĩnh vực nào ông Lê Văn Cứu cũng đều dành trọn tâm huyết của mình. Dù năm nay đã bước sang tuổi 84, sức đã yếu và tai đã lãng, nhưng với ông Lê Văn Cứu tình yêu và niềm đam mê văn hoá truyền thống dân tộc luôn luôn cháy bỏng. Chính những "nhà văn hoá" nặng lòng với hồn cốt dân tộc như ông Lê Văn Cứu đã góp phần làm thức dậy những giá trị tưởng chừng như mai một; tiếp tục trao truyền, lan toả thêm tình yêu văn hoá truyền thống trong thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Bởi ông nghĩ: văn hoá còn là dân tộc còn!
Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh 2024
Chiều 13/09, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức chào mừng Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch) và Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh năm 2024.
Lung linh danh thắng hồ Bến Quân
Xã Hà Long huyện Hà Trung nổi tiếng là vùng đất quý hương – nơi phát tích của vương triều Nguyễn với 9 đời chúa, 13 đời vua, hình thế núi non, sông hồ uốn lượn như rồng cuộn, hổ ngồi, cùng các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có Di tích hồ Bến Quân, luôn là niềm tự hào của người dân Hà Long bao đời nay.
Hiệp hội Du lịch Thanh Hoá: Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng
Chiều ngày 12/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng; ra mắt tân chủ tịch và các ban của hiệp hội du lịch. Dự hội nghị có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các hội, chi hội trực thuộc hiệp hội du lịch tỉnh.
Việt Nam có thêm Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ tám Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Cao Bằng, Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Thắng tích chùa Đầm Quảng Phúc
Thuở dựng nước, Xuân Thiên thuộc vùng đất bộ cửu chân trong đất cổ của các Vua Hùng, đến đầu công nguyên, Xuân Thiên thuộc Vô Biên. Thời kỳ này dân cư quanh vùng đã xuất hiện những đơn vị cư trú tiền thân của làng xã, đó là những kẻ, những chiềng, những chợ: Kẻ Căng (nay thuộc xã Thọ Nguyên), kẻ Mía (xã Thọ diên), Kẻ Cham (xã Xuân Lam), Kẻ Đầm tức phố Đầm ngày nay. Xã Xuân Thiên cũng giống như tất cả các làng xã khác trong nước, trong tỉnh có đủ chùa, đình, đền, điện, miếu, phủ... Trong đó có ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và thanh tịnh, đó là chùa Đầm Quảng Phúc tự.
Kỷ niệm 694 năm ngày mất Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật
Sáng ngày 10/9 (tức 8/8 âm lịch), xã Quảng Hợp, huyện Quảng Xương tổ chức lễ giỗ lần thứ 694 Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật tại Di tích Lịch sử - Văn hóa Đền thờ Trần Nhật Duật.
Lễ hội Thành Tuyên được cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu
Lễ hội Thành Tuyên của tỉnh Tuyên Quang vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu “Thành Tuyên Festival”.
Phát huy tiềm năng rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái
Thanh Hóa hiện có trên 648 nghìn ha đất có rừng, trong đó có 393 nghìn ha rừng tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú, là nơi tập trung và phân bố của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, những năm qua, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều giải pháp phát huy tiềm năng rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
Thanh Hoá thu gần 31 nghìn tỷ đồng từ du lịch
8 tháng năm 2024, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 14 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu đạt gần 31 nghìn tỷ đồng, tăng 40,5% so với cùng kỳ.
Cúc Phương là “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á” năm 2024
Vườn Quốc gia Cúc Phương của Việt Nam vừa được Tổ chức giải thưởng Du lịch thế giới vinh danh là “Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á” năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.