ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Người gốc Việt ở Australia bức xúc vì bị kì thị giữa dịch Covid-19

Tình trạng kỳ thị chủng tộc với người gốc Á tại Australia đang gia tăng trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Người gốc Việt cũng đang là nạn nhân của vấn nạn này.

30/05/2020 10:07
 
Người gốc Việt ở Australia bức xúc vì bị kì thị giữa dịch Covid-19 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Vụ tấn công 2 chị em gốc Việt được ghi lại qua camera (Ảnh: SCMP)

Theo SCMP, sau khi bị một người da trắng cầm dao dọa tấn công và bị xúc phạm về mặt tinh thần tại khu dân cư đang sinh sống, cặp chị em người Australia gốc Việt Rosa và Sophie Do phải mất vài tuần mới có thể cảm thấy thoải mái khi băng qua đường.

Hồi cuối tháng 3, khi 2 chị em đang chờ băng qua đường Petersham ở ngoại ô Marrickville, bang New South Wales, 2 thiếu niên người Australia xuất hiện và sử dụng những từ ngữ khiếm nhã xúc phạm Rosa và Sophie.

Một trong số 2 người thậm chí cầm dao để dọa và cố gắng đá vào 2 chị em người gốc Việt. Sau đó, người này nhổ nước bọt vào mắt và mặt của Rosa.

“Nhổ nước bọt vào người còn tồi tệ hơn là bị đánh”, Rosa cho biết, lý giải rằng cô sợ bị lây virus corona mới thông qua giọt bắn vào thời điểm đó.

Sau đó, Rosa phải đi khám bác sĩ để xét nghiệm không chỉ Covid-19 mà còn HIV, viêm gan B và C.

Với sự vào cuộc nhanh chóng của cảnh sát và tốc độ lan truyền của mạng xã hội, kẻ đe dọa Rosa đã bị cáo buộc 6 tội danh, bao gồm tấn công và sử dụng ngôn ngữ thiếu đứng đắn.

“Tôi rất thất vọng. Làm thế nào điều này vẫn còn xảy ra khi chúng tôi đang sống ở một quốc gia “Thế giới thứ nhất”, nơi sự đa dạng về văn hóa được ủng hộ? Bạn kỳ vọng rằng mọi người đã thay đổi quan điểm nhưng rõ ràng là vẫn còn những người cuồng tín và phân biệt chủng tộc”, Rosa nói.

Trong khi đó, Sophie cho rằng: “Khi nhiều người xem toàn bộ những người châu Á đều là người Trung Quốc, họ không cân nhắc tới khả năng khác. Đó chính là phân biệt chủng tộc”.

Người gốc Á đối diện nạn phân biệt chủng tộc

Kể từ khi Covid-19 bùng phát hồi đầu năm nay, hàng trăm người Australia gốc Á trở thành nạn nhân của phân biệt chủng tộc, bao gồm cả bị xúc phạm về ngôn ngữ và bị hành hung, theo tổ chức Ủy ban Nhân quyền Australia (AHRC) và nhóm Liên minh người Australia gốc Á.

AHRC cho biết, số lượng khiếu nại theo Đạo luật phân biệt chủng tộc đã lên mức cao nhất trong 12 tháng vào tháng 2. Họ không nêu rõ con số cụ thể nhưng cho biết 1/3 các khiếu nại từ đầu tháng 2 có liên quan tới Covid-19.

Nhiều nạn nhân của nạn kỳ thị chủng tộc viết trên mạng xã hội về những tổn thương khi bị tấn công, nỗi sợ hãi khi quay trở lại nơi công cộng và có thể trở thành đối tượng bị hành hung.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho rằng những phát ngôn thù ghét và bài ngoại xuất hiện trên toàn thế giới cho thấy đại dịch Covid-19 không chỉ là vấn đề khủng hoảng y tế công cộng mà còn là cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội và nhân quyền.

Australia hiện có 13-14% trên 25,7 triệu dân là người gốc châu Á. Tuy nhiên, Australia, khác với Mỹ, Canada, New Zealand, Anh và một số nước châu Âu, khi họ không có luật nhân quyền cấp liên bang quy định rằng hành vi phân biệt chủng tộc là tội hình sự.

Thay vào đó, các nạn nhân bị phân biệt chủng tộc ở Australia thường chỉ nhận được lời xin lỗi và tiền bồi thường từ thủ phạm theo luật từng bang và khu vực.

Giáo viên dạy lái xe Tim Usman - một người Australia gốc Trung Quốc, cho rằng cần có một luật riêng về phân biệt chủng tộc vì “mọi thứ đang trở nên tệ hơn”.

“Tội phân biệt chủng tộc phải bị trừng trị như tội hình sự, giống các tội khác”, Usman cho biết.

Khi Usman dừng đèn đỏ hồi tháng trước và xe của ông chở một sinh viên Trung Quốc, một người Australia da trắng đã hô lớn: “Các người là những kẻ lây lan virus Trung Quốc”.

Trong khi đó, Mohammad Al-Khafaji, giám đốc điều hành của Liên đoàn các hội đồng cộng đồng dân tộc Australia (Fecca), cho biết kể từ khi dịch Covid-19 nổ ra, tổ chức của ông nhận được hàng nghìn các thông báo về hành vi phân biệt chủng tộc chống lại cộng đồng người Australia gốc Á.

Chính phủ Australia cũng đã lên án và kêu gọi dừng hành vi phân biệt chủng tộc.

Cộng đồng người châu Á tại Australia cũng bắt đầu chủ động hơn trong việc trình báo các vụ vi phạm, khuyến khích mọi người ủng hộ lẫn nhau và giúp đỡ đối phó với phân biệt chủng tộc.

Trong một khảo sát có 240 người tham gia do Liên minh người Australia gốc Á tiến hành, hơn 80% thừa nhận họ đã bị kỳ thị ở nơi công cộng. Họ bị chửi bới, hành hung thể xác, bị nhỏ nước bọt, hắt xì hơi vào người.

Hồi tháng 3, các sinh viên Singapore, Malaysia của Đại học Melbourne bị hành hung, đánh đập và kéo trên phố. Tháng trước, một sinh viên Trung Quốc bị ném trứng vào người ở Brisbane.

Australia hiện có 7.184 ca Covid-19, trong khi, số người chết vì dịch là 103. 

Đức Hoàng/ Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

11:24 , 02/05/2024

Walmart ngày 30/4 thông báo kế hoạch đóng cửa toàn bộ 51 trung tâm y tế tại 5 bang của nước Mỹ, cũng như các trung tâm tư vấn sức khỏe trực tuyến do kém sinh lời.

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

11:19 , 02/05/2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/4 đánh giá đang có nguy cơ virus cúm gia cầm H5N1 lây lan ở bò tại nhiều quốc gia khác, ngoài Mỹ, sau khi nước này ghi nhận những trường hợp mắc bệnh đầu tiên với nguồn lây là từ chim di cư.

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

11:17 , 02/05/2024

Với 140 phiếu thuận, 106 phiếu chống và sáu phiếu trắng, ngày 30/4 hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

23:08 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Hội đồng chuyển tiếp của Haiti đã bầu ra Thủ tướng mới trong nỗ lực nhằm kiện toàn nhân sự để nhanh chóng giải quyết các bất ổn an ninh trong nước.

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

23:07 , 01/05/2024

Các dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/4 cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024 và lạm phát được giữ ổn định trong tháng 4.

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

23:06 , 01/05/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/4 đã ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia nhằm tăng cường khả năng phục hồi cho hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của nước này và thay thế cho chính sách đã tồn tại hàng thập kỷ.

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

19:49 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực này đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển là rất đa dạng.

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

19:48 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza đồng thời các nhà trung gian hòa giải tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng lãnh thổ này.

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

19:47 , 01/05/2024

Nhà vua Thái Lan ngày 30/4 đã phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng nước này Srettha Thavisin, bổ nhiệm nhà ngoại giao kì cựu Maris Sangiampongsa là tân Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan.

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

23:03 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Yonhap dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Cuba đã nhất trí mở đại sứ quán ở mỗi bên, tiếp sau bước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi đầu năm nay.