Người ươm mầm tri thức
Tháng 11, sau bao ngập ngừng thì cái giá lạnh của mùa đông cũng đã thực sự chạm ngõ. Nhưng có lẽ với bao người gắn bó với nghề dạy học như chị Nguyễn Thị Lan thì tháng cận kề cuối năm ấy, dẫu là mưa hay nắng vẫn luôn là tháng thấm đượm ân tình. Không chỉ bởi đây là khoảng thời gian nhận được nhiều nhất những lời chúc, những bông hoa tươi thắm của lớp lớp học trò, mà quan trọng hơn cả, là mỗi ngày chị vẫn đang cần mẫn, nỗ lực cùng bao cộng sự để khát vọng và ước mơ được vun đắp trong nhiều năm tháng, ngày càng khởi sắc, đơm hoa.
Xuất phát từ ý tưởng sẽ xây dựng một môi trường giáo dục cho chính con của mình và mục tiêu xây dựng một hệ thống giáo dục liên cấp nhiều bậc học từ mầm non đến THPT tại Thanh Hóa, với những phương pháp đổi mới và hướng tới môi trường giáo dục hạnh phúc, phát triển toàn diện cá nhân học sinh, chị Lan đã đi tham quan và học hỏi nhiều nơi.

21 năm gắn bó với giáo dục công lập, với nhiều thế hệ học sinh, chị cảm nhận được biết bao tâm tư, khát vọng của từng lứa học trò. Với chị, giáo dục thành công, không chỉ là thành tích cao, sự nổi trội ở các môn học quan trọng như toán, tiếng Anh, văn. Mà niềm vui, sự tự tin, thỏa sức trong đam mê, sáng tạo và phát huy tối đa năng lực, sở trường của mỗi học sinh mới là giá trị và thước đo của một trường học hạnh phúc. Những khao khát ấy đã được chị gửi gắm ngay từ khi quyết định xây dựng ngôi trường đầu tiên tại huyện Yên Định vào năm 2018. Sau đó là hệ thống giáo dục Nobel tiếp tục được mở rộng ở các huyện Thọ Xuân, Như Thanh, Hoằng Hóa và thành phố Thanh Hóa.



Với mong muốn xây dựng một môi trường giáo dục mở, để học sinh được gần gũi và khám phá thế giới xung quanh nhiều nhất, chị Lan luôn chú trọng đến việc tạo không gian trong lành, thoáng đãng. Trường tiểu học, THCS và THPT Nobel tại Khu đô thị mới Đông Sơn tọa lạc trên diện tích 1,9ha với nhiều cây xanh rợp bóng mát. Bên cạnh các phòng học, ở mỗi bậc học, nhà trường đều xây dựng các phòng chức năng phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và đặc thù phát triển của từng lứa tuổi; qua đó kích thích tư duy, sự sáng tạo, năng lực tự nhiên, bồi dưỡng những giá trị tinh thần tốt đẹp cho mỗi học trò.

Nếu tính từ năm 2018 đến nay, có thể thấy chỉ trong vòng 5 năm, hệ thống giáo dục Nobel đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng, mở rộng về địa bàn hoạt động. Điều đó chỉ có được khi chất lượng giáo dục và đào tạo được đảm bảo, đem đến niềm vui, hạnh phúc cho các bạn nhỏ mỗi ngày đến trường, xây dựng được sự tin tưởng của các bậc phụ huynh.
Mỗi ngày qua đi, chị Lan và bao đồng nghiệp vẫn đang nhiệt huyết, vun đắp và nỗ lực để tiếp tục xây dựng Nobel trở thành một ngôi trường Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế, tìm kiếm và bồi dưỡng nhân tài ở nhiều lứa tuổi.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.

Từ ngày 01/7/2025, UBND cấp xã quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 10, quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp đối với giáo dục phổ thông. Theo Thông tư 10, UBND cấp xã sẽ có các thẩm quyền:

Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 29/6, Đảng bộ Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.