Nguy cơ bùng phát bệnh dại trên đàn chó, mèo
Năm 2023, trên địa bàn cả nước liên tiếp xảy ra các ca tử vong do bị chó dại cắn. Tại tỉnh Thanh Hóa, trong 10 năm trở lại đây đã có hơn 30 ca tử vong do bệnh dại. Bệnh dại trên đàn chó, mèo đang có chiều hướng gia tăng, tuy nhiên tỷ lệ tiêm phòng dại lại chưa đạt yêu cầu.
Ngôi nhà của ông Lê Vũ Mưu, ở thôn Xuân Hợp, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân trống vắng, hưu quạnh khi người vợ của ông đã qua đời do bệnh dại. Nếu như không chủ quan và được tuyên truyền đầy đủ thì sự việc thương tâm này đã không xảy ra.

Ông Lê Vũ Mưu, Thôn Xuân Hợp, xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, cho biết: "Từ trước đến nay, hình như cả xã này cũng chưa có trường hợp nào như vậy, nên gia đình không biết và cũng chủ quan. Bệnh dại này phát bệnh rất nhanh. Bà nhà tôi bị phát bệnh từ tối, đến khoảng 2 ngày sau là đưa đi tuyến trung ương, nhưng bác sĩ bảo không thể chữa khỏi".
Đây chỉ là một trong số hơn 30 trường hợp tử vong do bệnh dại tại tỉnh Thanh Hóa từ năm 2014 đến nay. Những năm qua, trên địa bàn tỉnh có khoảng 10.000 người phải điều trị dự phòng bệnh dại do bị chó, mèo cắn.

Giai đoạn 2017 - 2022, cả nước đã có trên 450 người tử vong do bệnh dại. Trong năm 2023, bệnh dại có chiều hướng tăng mạnh, với 235 ổ bệnh dại động vật tại 31 tỉnh, thành phố, làm tử vong 80 người, buộc phải tiêu hủy trên 460 con chó mèo.

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh dại gia tăng là do việc tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo đạt thấp. Trên địa bàn cả nước, tỷ lệ tiêm phòng ở một số tỉnh mới đạt trên 50%. Mặc dù Thanh Hóa có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin chó mèo nằm trong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước, với tỷ lệ tiêm đạt trên 70% nhưng qua rà soát, việc tiêm phòng vẫn chưa triệt để, nhiều địa phương đạt thấp và chưa đồng đều; ý thức chủ quan trong công tác phòng, chống bệnh dại của người dân vẫn chưa cao nên đã xảy ra nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc.

Ông Hoàng Bình Thanh, Thôn Công Thương, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Gia đình cũng chủ quan, thấy vết cắn của cháu khỏi rồi nên không đưa đi tiêm. Từ lúc cháu bị cắn đến lúc phát bệnh thì khoảng 3 tháng. Lúc phát bệnh, gia đình tập trung đưa cháu đi bệnh viện nhiệt đới trung ương để cứu chữa, nhưng được 5 ngày thì cháu không qua khỏi".
Ông Trịnh Xuân Sơn, Chủ tịch UBND xã Xuân Bình, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo, nếu không được tiêm phòng đầy đủ cho đàn chó, mèo thì nguy cơ bùng phát bệnh dại rất cao. Để khống chế, thanh toán được bệnh dại, UBND tỉnh Thanh Hóa đã lấy năm 2024 là "Năm cao điểm tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo" nhằm đẩy lùi và xử lý dứt điểm bệnh dại trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và sức khỏe cộng đồng.


Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi đã gia tăng trở lại. Để bảo đảm an toàn cho người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã siết chặt các giải pháp kiểm soát lây nhiễm tại đơn vị.

Bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế; các trường đại học, cao đẳng y dược trực thuộc Bộ Y tế; các hội, hiệp hội liên quan đến thực phẩm; Tổng hội Y học Việt Nam về việc quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng.

Số ca mắc sởi gia tăng trở lại
Từ cuối tháng 3 đến nay, số ca mắc sởi tại Thanh Hóa có xu hướng tăng so với đầu năm. Ngành y tế khuyến cáo, nếu không đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.

Tiêm miễn phí vaccine phòng cúm cho thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và tri ân các anh hùng đã chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc, sáng ngày 17/4, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm tiêm chủng VNVC Thanh Hoá tiêm vaccine phòng cúm miễn phí cho 60 thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng.

Bộ Y tế đề nghị xử lý người nổi tiếng quảng cáo sai quy định về thực phẩm chức năng
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử; Cục Văn hóa cơ sở về việc phối hợp quản lý quảng cáo thực phẩm.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có công văn gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N1) và dịch bệnh mùa hè ở người.

Bộ Y tế công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam
Bộ Y tế vừa công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột và đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm này.

Chú trọng Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh
Y tế học đường có vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, thể chất, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, sơ cứu ban đầu cho học sinh. Do vậy, nhiều trường học đã chú trọng công tác y tế trường học, góp phần đảm bảo sức khoẻ và môi trường học tập an toàn cho học sinh.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh sởi đối với nhóm có nguy cơ cao
Hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã có trường hợp tử vong. Để giảm thiểu nguy cơ diễn biến nặng và tử vong liên quan đến bệnh sởi ở nhóm có nguy cơ cao, Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế khuyến cáo như sau:

Thực hiện tự chủ - Thúc đẩy chất lượng dịch vụ y tế bệnh viện công lập
Tự chủ bệnh viện là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới cơ chế hoạt động của bệnh viện công lập phù hợp với bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ chế hoạt động, tích cực khai thác nguồn thu hợp pháp, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiệu quả trong đơn vị. Qua đó tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ công có chất lượng cao; từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng nguồn lực chi cho đầu tư phát triển đơn vị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.