Nguy cơ mất an toàn giao thông từ hành vi chở hàng cồng kềnh
Tình trạng các xe máy, xe thô sơ chở hàng hóa cồng kềnh, không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông xảy ra khá phức tạp. Mặc dù các cơ quan chức năng thường xuyên nhắc và và xử lý, thế nhưng, tình trạng này vẫn chưa chấp dứt.
Nhìn những chiếc xe máy chở hàng cồng kềnh lưu thông trên đường, không khó để nhận ra nguy cơ mất an toàn giao thông. Chưa nói đến trọng lượng của hàng hóa thường là quá tải so với quy định, riêng kích thước cồng kềnh đã khiến xe bị mất cân bằng, người điều khiển phương tiện bị che khuất tầm nhìn, giảm khả năng quan sát và khó khăn khi xử lý các tình huống trên đường.
Bên cạnh đó, những chiếc xe tự chế chở hàng hóa, vật liệu xây dựng như thế này cũng gây nguy cơ mất an toàn giao thông, dễ va chạm với các phương tiện khác cùng lưu thông trên đường, nhất là trong khu vực nội thành có mật độ giao thông cao.

Theo quy định, mức xử phạt đối với lỗi xe máy chở hàng cồng kềnh là sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; Đồng thời người vi phạm có thể bị tước bằng từ 2- 4 tháng theo quy định tại Nghị định 123/2021. Cùng với đó, các loại xe tự chế cũng bị nghiêm cấm. Thời gian qua, lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương đã tăng cường tuyên truyền các quy định về trật tự an toàn giao thông, trong đó có hành vi chở hàng hóa cồng kềnh và sử dụng xe tự chế. Tuy nhiên, nhiều người lấy cớ "vì mưu sinh" nên vẫn cố tình vi phạm, bất chấp an toàn của bản thân và người khác khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc xử lý các trường hợp vi phạm vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa triệt để.
Anh Nguyễn Thế Dũng, người dân thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi thấy xe máy, xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh không nên tiếp diễn vì rất là nguy hiểm, mọi người nên nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. Đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý nghiêm".


Để đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế những va chạm và tai nạn giao thông đáng tiếc, đề nghị lực lượng chức năng cần xử lý nghiêm hành vi vi phạm, đồng thời mỗi người dân cần chấp hành tốt các quy định của luật giao thông đường bộ, không vì dựa cớ mưu sinh mà gây nguy hiểm cho mình và người khác.

Nhiều người dân chủ quan đánh bắt cá lúc nước dâng cao
Mặc dù đã được cảnh báo về nguy cơ của bão lũ do bão số 3 gây ra, nhiều người dân vẫn chủ quan đánh cá giữa mưa lũ.

Tổng hợp nhanh tình hình thiệt hại do bão số 3
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá vừa có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tính đến 11h ngày 22/7.

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc
Từ tối ngày 21/7 và ngày 22/7, trên địa bàn Thanh Hoá có mưa lớn, gây ngập úng nhiều diện tích lúa mùa và hoa màu. Các công ty thuỷ nông đã vận hành hết công suất các trạm bơm để kịp thời tiêu úng, bảo vệ cây trồng và sinh hoạt của Nhân dân.

Phường Hàm Rồng ứng phó với bão số 3
Tại phường Hàm Rồng, công tác ứng phó, khắc phục các sự cố do bão số 3 gây ra đang được khẩn trương thực hiện.

Phường Hạc Thành di dân do ảnh hưởng của bão số 3
Do một số khu vực bị ngập sâu, Phường Hạc Thành đã phải di dân đến nơi an toàn.

Mưa bão gây sạt lở, ngập lụt nhiều vị trí trên các tuyến giao thông
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng Thanh Hóa, tính đến 14 giờ ngày 22/7, bão số 3 gây mưa lớn đã làm sạt lở, ngập lụt nhiều vị trí trên các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh.

Thanh Hoá chủ động ứng phó với bão số 3
Do ảnh hưởng của bão số 3 trong đêm ngày 21 và ngày 22/7, nhiều khu vực tại Thanh Hoá, đặc biệt là các xã ven biển có mưa to đến rất to. Các xã ven biển của tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai các phương án ứng phó, phòng chống bão, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra.

Công điện số 09 về khẩn trương triển khai công tác tiêu úng, chống ngập lụt
Để chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt sau bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công điện khẩn số 09 ngày 22/7 yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương -Triển khai ngay phương án tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp, các tuyến đường giao thông.

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trong 24h tới
Chiều nay 22/7, bão số 3 đã vào đất liền, trong 24 giờ tới bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, mưa lớn vẫn còn duy trì ở Thanh Hóa và Nghệ An khiến nguy cơ lũ quét và sạt lở đất tăng cao.

Sầm Sơn triển khai nhiều biện pháp ứng phó với bão
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, phường Sầm Sơn và phường Nam Sầm Sơn đã tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống bão nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.