ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nhà Lê sơ với những dấu tích vàng son trên đất Thanh Hóa

Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra Vương triều Hậu Lê kéo dài 360 năm, trong đó, giai đoạn đầu - Thời Lê Sơ - trải qua 100 năm với 10 đời vua, từ năm 1428 đến năm 1527, được xem là thời kỳ thịnh trị, hưng vượng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trên đất Thanh Hóa, nơi khởi dựng sự nghiệp, nhà Lê Sơ đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đền đài, lăng tẩm ... Ngày nay, nhiều di tích vẫn còn tồn tại, ghi dấu vàng son một thuở, là nơi hậu thế tri ân công đức các bậc tiền nhân đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Cẩm Tú - Thanh Tùng

16/09/2022 15:49

Năm 1430, sau khi lên ngôi, để tri ân tiên tổ, tôn vinh nơi khởi thủy đại nghiệp, đức vua Lê Thái Tổ cho đổi vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh, hay còn gọi là Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội. Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà, thi hài đức vua được đưa về an táng ở Lam Kinh. Các điện miếu cũng bắt đầu được xây dựng, và từ đây, Lam Kinh trở thành nơi an nghỉ của các vua và thái hoàng, thái hậu sau khi qua đời. Hệ thống lăng, miếu và bia ở Lam Kinh là những công trình kiến trúc giản dị, gần gũi song cũng rất tôn nghiêm. 

Nhà Lê sơ với những dấu tích vàng son trên đất Thanh Hóa - Ảnh 2.

Hiện nay, nhiều hạng mục di tích đã được nghiên cứu bảo tồn nguyên trạng, chống xuống cấp, nhiều công trình được phục dựng, tu bổ, dần tái hiện phần nào diện mạo kinh đô thứ hai của một triều đại huy hoàng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nhà nghiên cứu lịch sử Phạm Tấn Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa cho biết: "Chính điện Lam Kinh là trung tâm hành lễ của nhà Lê. Bên trong thờ những người khai sáng nhà Lê. Mỗi lần ở đây hành lễ, vào trong này chỉ có vua và quan lớn của triều đình mới được vào. Mỗi lần vua về, phần lễ làm theo nghi lễ cung đình, phần hội thì có múa chư hầu lai triều, Bình Ngô phá trận, có dáng dấp như trò Tú Huần bây giờ".

Nhà Lê sơ với những dấu tích vàng son trên đất Thanh Hóa - Ảnh 3.

Cách khu di tích Lam Kinh khoảmg 5 km về phía Tây, đền Tép, thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc là nơi thờ Trung Túc Vương Lê Lai - một bậc Đệ nhất công thần của nhà Lê. Trong một lần nghĩa quân Lam Sơn bị quân thù vây hãm, Lê Lai đóng giả Lê Lợi "Liều mình cứu chúa", hy sinh anh dũng để bảo vệ chủ soái của cuộc khởi nghĩa, bảo toàn lực lượng cho nghĩa quân. Ghi nhớ công ơn Lê Lai, Lê Lợi cho lập đền thờ ở làng Tép quê hương ông, lệnh cho quân thần sau này làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày, vì thế dân gian có câu "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".

Cùng với Di tích lịch sử Lam Kinh, Thái miếu, hay Đền nhà Lê ở làng Kiều Đại, nay là Quảng Xá, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa cũng đã trở thành nơi thờ tự từ thời Lê Sơ đến Lê Trung Hưng. Theo sử sách, Thái miếu đầu tiên của nhà Hậu Lê được xây dựng ở Cố đô Lam Kinh, Thọ Xuân. Sau khi Lam Kinh bị hỏa hoạn, Thái miếu được chuyển về Thăng Long với tên gọi Hoằng Đức. Năm 1805, vua Gia Long đã chuyển Thái miếu nhà Hậu Lê về đất Bố Vệ. Nơi đây lưu thờ tất cả bài vị của 27 vua của nhà Hậu Lê (1418 – 1789) cùng các Hoàng thái hậu, hai bậc khai quốc công thần là Nguyễn Trãi và Lê Lai. Đền Nhà Lê được dựng theo phong cách kiến trúc Hậu Lê và thời Nguyễn, còn lưu giữ nhiều hiện vật gốc rất có giá trị về nhiều phương diện.

Nhà Lê sơ với những dấu tích vàng son trên đất Thanh Hóa - Ảnh 4.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đồng bằng đến miền núi, hệ thống di tích gắn liền với nhà Lê khá đồ sộ, khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của Vương triều Hậu Lê trong lịch sử dân tộc, là những điểm đến linh thiêng, hấp dẫn trên hành trình về nguồn của con dân đất Việt. Các thế hệ sau này cũng xây dựng nhiều công trình tâm linh thể hiện lòng kính ngưỡng, tri ân công đức nhà Lê, trở thành những biểu tượng đẹp về văn hóa, lịch sử. Mỗi di tích, mỗi điểm đến góp phần phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, ý chí tự cường dân tộc, để hào khí Lam Sơn tỏa sáng, trường tồn.


Nguồn: Bản tin Thanh Hóa ngày mới 16.9

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Hiên ngang đồi Quyết Thắng

Hiên ngang đồi Quyết Thắng

15:27 , 17/11/2024

Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.

Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số

Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số

11:30 , 17/11/2024

Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.

Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori

Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori

09:09 , 16/11/2024

Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.

Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ

Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ

08:23 , 15/11/2024

Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch

20:17 , 14/11/2024

Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).

Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ

Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ

08:03 , 14/11/2024

Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.

Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ

Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ

07:45 , 13/11/2024

Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.

Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách

Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách

07:42 , 13/11/2024

Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.

Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024

Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024

16:07 , 12/11/2024

Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.

Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

10:13 , 12/11/2024

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.