Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong lĩnh vực đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như đời sống của Nhân dân. Vì vậy, những chủ trương, chính sách, quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai luôn thu hút được sự quan tâm rất lớn từ Nhân dân. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị thường xuyên xuyên tạc, bóp méo sự thật, phủ nhận những giá trị và sự tiến bộ của Việt Nam trong thiết lập, thực thi hệ thống luật pháp liên quan đến lĩnh vực đất đai. Nhìn nhận rõ vấn đề và đánh giá khách quan, trung thực trên cơ sở thực tiễn là “chìa khóa” để bóc trần chiêu bài phản động, cũng như mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân của chúng.
Để tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với đất đai cũng như điều chỉnh các quan hệ xã hội trên lĩnh vực này, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và chặt chẽ gồm Hiến pháp, Luật đất đai và các luật liên quan; các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ; Thông tư, Thông tư liên tịch của Bộ hay cơ quan ngang bộ. Ở cấp địa phương, HĐND và UBND sẽ ban hành Nghị quyết và Quyết định nhằm điều chỉnh quan hệ pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền quản lý.
Tại Việt Nam, ngay từ Hiến pháp năm 1946 – hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã công nhận các quyền sở hữu của Nhân dân đối với đất đai. Từ Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp năm 2013, chế độ sở hữu đất đai được xác định là chế độ công hữu dưới tên gọi "sở hữu toàn dân" và Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu, thể hiện đúng bản chất đất đai không của riêng ai, đồng thời bám sát đúng định hướng xã hội chủ nghĩa khi tư liệu sản xuất do toàn dân sở hữu.
Điều này không có nghĩa Nhà nước bỏ mặc các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân như một số trang mạng vẫn rêu rao. Theo các nhà nghiên cứu Luật, sự tôn trọng và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân trên lĩnh vực đất đai được thể hiện rất rõ ở việc Nhà nước trao cho người dân – chủ sử dụng đất - hầu hết các quyền tương đương với chủ sở hữu đất.
Thạc sỹ Đặng Thanh Mai, Giảng viên khoa Luật, Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà nước đã trao cho người dân tương đối nhiều quyền trong Luật Đất đai cũng như văn bản có liên quan. Ví dụ như đã là người sử dụng đất thì sẽ có những quyền chung của người sử dụng đất được quy định ở điều 166 Luật đất đai như được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận sở hữu tài sản trên đất, được Nhà nước bảo hộ khi lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Ngoài ra, họ có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện khi có những hành vi vi phạm Luật đất đai. Nhà nước còn trao cho người sử dụng đất 8 quyền giao dịch về đất gồm chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn".
Một trong những vấn đề thường xuyên bị các đối tượng có mưu đồ xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động Nhân dân chính là công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Từ một vài ý kiến chưa đồng thuận của số ít cá nhân, chúng thổi phồng, rêu rao "Nhà nước cướp đất của dân", kích động, xúi giục người dân không tuân thủ quyết định thu hồi đất của nhà nước, tạo điểm nóng trong dư luận và tình hình an ninh trật tự ở địa phương. Tuy nhiên, chúng đã cố tình bỏ qua lý do vì sao Nhà nước lại thực hiện thu hồi đất. Theo luật định, các cơ quan, đơn vị tại Việt Nam chỉ được phép thu hồi đất trong 3 trường hợp:
- Vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
- Do vi phạm Luật Đất đai.
- Do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật.
Có nghĩa, mọi hoạt động thu hồi đất đều nhằm mục tiêu chung là vì sự phát triển đi lên của đất nước và vì lợi ích chung của toàn dân. Những khu đô thị mới hiện đại, những công trình hạ tầng thiết yếu, những khu du lịch hấp dẫn, những nhà máy, xí nghiệp đang tạo việc làm và của cải cho xã hội...sẽ không thể được triển khai nếu không có mặt bằng, nếu không có hàng nghìn, hàng vạn hộ dân đồng thuận bàn giao đất sau khi đã được nhận đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Theo số liệu của sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa, từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện giải phóng mặt bằng hơn 9.413 héc ta để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Giai đoạn từ 2016 đến nay, đã có tới 36 dự án cơ sở hạ tầng được triển khai với tổng dự toán được duyệt trên 12.000 tỷ đồng, thu hút được 81 dự án đầu tư kinh doanh du lịch, trong đó có những dự án quy mô lớn, dịch vụ đồng bộ, có chất lượng cao như FLC Sầm Sơn, Flamingo Linh Trường…tạo ra các sản phẩm, điểm đến chất lượng, thu hút khách du lịch. Năm 2022, Thanh Hóa đón được 11 triệu lượt khách, đứng thứ 5 cả nước. Đến thời điểm hiện tại, 8 tháng năm 2023, đón được 11 triệu lượt, tương đương với số lượt khách cả năm 2022, đứng thứ 4 về thu hút khách"
Quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, chính quyền địa phương luôn công khai, minh bạch mọi thông tin liên quan, tiến hành tuyên truyền, vận động người dân đúng quy trình và tuân thủ quy định của pháp luật. Người dân được trưng cầu ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, được bố trí tái định cư theo đúng phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ", được quan tâm thực hiện đầy đủ các giấy tờ thủ tục pháp lý chứng nhận quyền sử dụng đất đối với nơi ở mới. Do vậy, hầu hết người trong vùng ảnh hưởng của dự án đều đồng thuận, nhất trí cao với chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Ông Lê Văn Trung, Chủ tịch UBND thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thị trấn Quán Lào có một số dự án khu dân cư đang triển khai đấu giá để tạo nguồn với quan điểm phương châm của lãnh đạo là lấy dự án này theo cơ chế chính sách của pháp luật để đầu tư cơ sở hạ tầng cho người dân. Thời gian tới chúng tôi tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban ngành cấp huyện, tham mưu huyện ủy, ubnd huyện triển khai đầy đủ các văn bản liên quan đến cấp quyền sử dụng đất".
Cùng với đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa cũng siết chặt công tác quản lý về đất đai. Mới đây, qua rà soát, kiểm tra, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định không gia hạn thời gian hoàn thành hồ sơ thuê đất đối với 20 dự án thuộc trường hợp nhà đầu tư không tích cực phối hợp với các cơ quan nhà nước để triển khai công tác giải phóng mặt bằng và thực hiện các hồ sơ, thủ tục đầu tư.
Ông Lê Hồng Anh, Phó trưởng phòng Tài nguyên và môi trường, UBND thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý đất đai thì việc kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ là phù hợp và đảm bảo việc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của thành phố".
Tuy nhiên, quản lý nhà nước về đất đai vẫn đang là một vấn đề nóng ở nhiều địa phương, và giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ không hề đơn giản, nhẹ nhàng. Nhiều dự án chậm triển khai mà nguyên nhân chính là do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân bên cạnh những bất cập, thiếu sót trong quá trình thực thi pháp luật, những hạn chế trong nhận thức của một bộ phận người dân, trong một số trường hợp còn do có yếu tố kích động, lợi dụng vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng để làm phức tạp tình hình ở địa phương. Một số trường hợp còn cố tình xuyên tạc, làm sai bản chất về chế độ sở hữu đất đai đã được quy định rất rõ trong hiến pháp và pháp luật
Hiện nay, Quốc hội đang xem xét dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 2023 với nhiều điểm mới, ưu việt hơn Luật Đất đai năm 2013 và sát thực tiễn hơn, đảm bảo cả về kỹ thuật lập pháp và tính dự báo. Quá trình xây dựng dự thảo Luật, ban soạn thảo đã phối hợp tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia và ý kiến của toàn dân, để đảm bảo tính khoa học, tính khách quan, minh bạch.
Điều này cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đổi mới để Luật theo kịp diễn biến đời sống, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Do đó, người dân cần hết sức tỉnh táo, nhận diện và đánh giá khách quan các vấn đề trên căn cứ thực tiễn và thông tin chính thống, không nghe theo thuyết âm mưu và lối tự suy vô căn cứ của các thế lực thù địch, từ đó mắc bẫy kích động, lôi kéo của chúng và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Phòng ngừa nguy cơ mất an ninh trật tự từ hoạt động hụi, họ, biêu, phường
Hụi, họ, biêu, phường là hình thức huy động vốn khá phổ biến trong người dân hiện nay. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tham gia; thậm chí là có nguy cơ bị biến tướng thành lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thời gian qua đã xảy ra một số vụ vỡ hụi lớn, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa ra quyết định thu hồi không thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24 (địa chỉ trụ sở tại số 238 Nguyễn Duy Hiệu, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa) do ông Trịnh Đình Khoa, sinh năm 1973 ở thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định đứng tên làm Giám đốc.
Triệt phá đường dây lừa đảo dưới hình thức bán thuốc chữa bệnh
Công an thị xã Nghi Sơn vừa triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới hình thức bán thuốc chữa bệnh do Nguyễn Văn Anh, sinh năm 1997 ở phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn cầm đầu.
Công an Hoằng Hóa: Ra quân thực hiện đợt cao điểm trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
Sáng 15/12, Công an huyện Hoằng Hóa tổ chức Lễ ra quân đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Công an huyện Triệu Sơn triển khai cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán 2025
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá, từ ngày 15/12/2024 đến ngày 14/2/2025, cùng với các địa phương trong tỉnh, Công an huyện Triệu Sơn mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Cảnh báo tình trạng trộm cắp tài sản dịp cuối năm
Theo nhận định của cơ quan Công an, từ nay đến hết Tết Nguyên đán 2025, tình hình tội phạm trộm cắp tài sản sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, liều lĩnh hơn.
Khởi tố, bắt tạm giam 3 đối tượng “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng có hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, gồm: Nguyễn Văn Quân, sinh năm 1991 ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Phan Văn Lợi, sinh năm 1989 ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu và Trần Quốc Tuấn, sinh năm 2001 ở Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Công an huyện Bá Thước bắt đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bá Thước đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn.
Cảnh báo thủ đoạn lợi dụng vỏ bọc là bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện trên địa bàn để ấn náu, thực hiện việc mua bán trái phép chất ma túy
Qua công tác nắm tình hình địa bàn, Công an thành phố Sầm Sơn phát hiện đối tượng lợi dụng vỏ bọc là bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện trên địa bàn để ẩn náu, thực hiện việc mua bán trái phép chất ma túy.
Công an thị xã Nghi Sơn nhanh chóng điều tra làm rõ vụ trộm cắp tài sản
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Nghi Sơn vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Văn Cường, sinh năm 1992 ở phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn trộm cắp tài sản.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.