Nhãn chín muộn đem lại giá trị kinh tế cao
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi, du nhập giống nhãn chín muộn về trồng, bà Nguyễn Thị Sanh, khu phố 12, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn đã có thu nhập cao gấp 1,5 lần so với trồng nhãn chính vụ.
Năm 1994, gia đình bà Nguyễn Thị Sanh, khu phố 12, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn nhận khoán 14 ha đất đồi để phát triển kinh tế. Không ngại khó khăn, gia đình bà đầu tư cải tạo để trồng mía, chè, dứa nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2015, bà đã chuyển đổi sang trồng cam canh, bưởi da xanh để tăng thu nhập. Sau đó bà tiếp tục nghiên cứu, học tập kinh nghiệm du nhập trên 2.500 gốc nhãn chín muộn về trồng trên 2 ha. Do canh tác tốt, từ năm 2018 đến nay, vườn nhãn của bà đã thu hoạch được 3 mùa trái. Đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp nhiều lần so với cây trồng trước.

Bà Nguyễn Thị Sanh, Khu phố 12, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết hàng chuẩn để bà còn tiêu thụ hàng nữa. Chứ bây giờ bà làm hàng không chuẩn, người ta ăn người ta phản hồi lại là bà không tiêu thụ được hàng.
Ưu điểm của nhãn chín muộn là cây sinh trưởng và phát triển mạnh, ít sâu bệnh, năng suất cao. Đặc biệt, do thời gian nhãn chín muộn thường thu hoạch và cuối tháng 9 cho đến hết tháng 10 nên đầu ra thuận lợi và không bị thương lái ép giá. Năm 2022, nhãn chín muộn của gia đình bà được mùa, dự kiến sản lượng thu hoạch 15 tấn. Do chất lượng đảm bảo an toàn nên sản phẩm luôn thu hút được khách hàng và thương lái đặt mua. Hiện, với giá bán từ 15 đến 20 nghìn đồng/kg, cao gấp 1,5 lần so với nhãn chính vụ, nên sau khi trừ chi phí bà Sanh thu lãi trên 250 triệu đồng.


Bà Tống Thị Hồng Liên, Chủ tịch Hội Nông dân phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết hiện nay, gia đình cùng với chính quyền địa phương đang từng bước để đưa sản phẩm nhãn chín muộn vào sản phẩm Ocop, để mở rộng thị trường tiêu thụ cho bà con nông dân.
Hiện nay, mô hình trồng nhãn chín muộn của gia đình bà Nguyễn Thị Sanh, phường Bắc Sơn đang trở thành điểm đến tham quan, trải nghiệm của người dân trong và ngoài thị xã. Đây là động lực để gia đình bà tập trung đầu tư, sản xuất nhãn chín muộn theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ. Từ đó, phát triển thành mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái ở địa phương./.

144.600 tỷ đồng cho vay lĩnh vực thương mại – dịch vụ
Để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với nguồn vốn phát triển thương mại dịch vụ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ trong tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất cho vay, giữ lãi suất cho vay ở mức ổn định, nâng hạn mức cho vay đối với khách hàng đủ điều kiện.

Đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Chính phủ đề xuất cắt giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư đối với loại hình nhà ở xã hội. Điều này được doanh nghiệp và cả người dân mong đợi, nhất là bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

Hậu Lộc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp
Thời gian qua huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2025, huyện Hậu Lộc có 37 doanh nghiệp thành lập mới. Việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp đã tạo việc làm, thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Thành phố Thanh Hóa thành lập mới 401 doanh nghiệp
4 tháng đầu năm 2025, Thành phố Thanh Hóa đã thành lập mới 401 doanh nghiệp, đạt 25,87% kế hoạch năm, bằng 127,3% so với cùng kỳ. Lũy kế đến ngày 30 tháng 4, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố là 10.237 doanh nghiệp, chiếm khoảng 45% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh.

Điện năng thương phẩm tháng 4 tăng 13,4% so với cùng kỳ
Theo thống kê từ Sở Công Thương, sản lượng điện sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tháng 4 năm 2025 đạt khoảng 1,43 tỷ kWh, tăng 1,05% so với cùng kỳ và tăng 18,9% so với tháng trước. Đáng chú ý, điện năng thương phẩm tháng 4 đạt khảng 728,7 triệu kWh, tăng 13,4% so với cùng kỳ.

Trong 4 tháng, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng, trong 4 tháng năm 2025, các đơn vị kinh doanh vận tải đã vận chuyển hành khách đạt 8,6 triệu lượt, vận chuyển hàng hóa đạt 20,7 triệu tấn, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%.

Có 16/19 sản phẩm công nghiệp ghi nhận sản lượng tăng so với cùng kỳ
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Thị xã Nghi Sơn xử lý trên 3.300 lồng, bè nuôi trồng thủy sản tự phát
Trước tình trạng lồng nuôi cá, bè nuôi hàu, nuôi vẹm tự phát trên địa bàn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức lực lượng xử lý hàng ngàn lồng.

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khai thác tiềm năng, đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

96,1% người lao động trong doanh nghiệp FDI được đóng các loại bảo hiểm
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 40 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động với hơn 174.000 lao động đang làm việc. 96,1% tổng số công nhân, lao động trong các doanh nghiệp FDI được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.