giá trị kinh tế
Xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương: Nâng cao giá trị nghề dệt chiếu cói
Xã Quảng Trường là một trong những địa phương nổi tiếng với nghề dệt chiếu cói truyền thống của tỉnh Thanh Hóa. Thay vì dệt chiếu thủ công truyền thống, những năm gần đây, chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện khuyến khích các hộ đầu tư máy móc, nâng cao năng suất và giá trị kinh tế; góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Xã Xuân Hòa xây dựng thương hiệu cây ăn quả
Là địa phương có diện tích cây có múi khá lớn, những năm gần đây, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các hộ dân áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị kinh tế gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đến nay, cả xã đã có 4 sản phẩm cam, bưởi đạt tiêu chuẩn Ocop.
Bá Thước phát huy giá trị các sản phẩm nông nghiệp bản địa phục vụ du lịch
Trong những năm gầy đây, huyện Bá Thước đã tập trung khai thác và phát huy giá trị của các làng nghề và sản phẩm nông nghiệp bản địa để phục vụ phát triển du lịch. Đến nay nhiều làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông lâm sản được hình thành đã cung cấp đa dạng các phẩm bản địa đặc sắc phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
Xã Hoằng Châu hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao
Với phương châm "xây dựng Nông thôn mới nâng cao là làm cho dân, mang lại lợi ích cho dân", xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao.
Huyện Hậu Lộc: 3 nhà vườn đạt danh hiệu Nhà vườn tiêu biểu cấp tỉnh
Hội Sinh vật cảnh huyện Hậu Lộc vừa tổ chức đón nhận danh hiệu Nhà vườn tiêu biểu cấp tỉnh dành cho 3 nhà vườn có thành tích nổi trội do Hội Sinh vật cảnh Thanh Hóa trao tặng.
Tăng cường các giải pháp ngăn chặn xâm lấn đất rừng
Thời gian qua, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá xuất hiện tình trạng người dân tự ý xâm lấn đất rừng phòng hộ để trồng rừng. Mặc dù các cơ quan chức năng cùng chính quyền các địa phương đã tích cực vào cuộc để ngăn chặn, xử lý, nhưng tình trạng xâm lấn đất rừng phòng hộ vẫn diễn ra.
Triển khai các giải pháp tăng giá trị trong sản xuất vụ đông
Vụ đông 2023-2024, Thanh Hoá phấn đấu gieo trồng 47.000 ha, giá trị sản xuất đạt trên 3.525 tỷ đồng trở lên. Để hoàn thành mục tiêu sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã giảm dần các cây trồng truyền thống để trồng các loại cây rau màu giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Xuất khẩu gần 1 tỷ đô đưa dừa vào nhóm ngành xuất khẩu mũi nhọn
Mục tiêu lớn nhất của Hiệp hội Dừa Việt Nam là đưa ngành dừa trở thành ngành sản xuất, xuất khẩu mũi nhọn; khai thác tối đa hiệu quả, nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm từ cây dừa. Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 dự kiến sẽ cán mốc 1 tỷ USD.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tham quan Khu trưng bày gian hàng Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp 2023
Sáng ngày 1/10, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã đến tham quan Khu trưng bày, giới thiệu các gian hàng ngày "Phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp năm 2023"
Xây dựng thương hiệu Ocop cho sản phẩm mắm truyền thống
Thanh Hóa là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành nghề chế biến thủy sản, trong đó có nghề sản xuất nước mắm. Trên địa bàn tỉnh có nhiều làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống tồn tại từ lâu đời, là sinh kế của hàng nghìn lao động. Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều cơ sở sản xuất mắm truyền thống đã chủ động đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm gắn với xây dựng sản phẩm Ocop. Qua đó, giúp quảng bá thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm.
Tăng giá trị trong sản xuất vụ đông
Thanh Hóa đã bước vào sản xuất vụ đông 2023. Để tăng giá trị sản xuất vụ đông, các địa phhương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, chú trọng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
Tổng giá trị sản xuất vụ đông 2023 phấn đấu đạt trên 40.000 tỷ đồng
Vụ Đông 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu ổn định diện tích gieo trồng khoảng 380.000 ha và sản lượng khoảng 5,0 triệu tấn. Tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt trên 40.000 tỷ đồng, trung bình giá trị sản xuất đạt khoảng 110 triệu đồng/ha.
Thanh Hóa dẫn đầu Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19"
Chương trình "01 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid – 19" được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phát động từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2023. Kết thúc chương trình, Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa tự hào là đơn vị dẫn đầu toàn quốc với 600 ngàn 175 sáng kiến.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất dược liệu và rau màu hữu cơ
Nhằm giúp hội viên vươn lên làm giàu, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đông Sơn đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các hợp tác xã và hộ gia đình đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất dược liệu và rau màu hữu cơ. Việc chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế trên diện tích canh tác
Thực hiện chủ trương về chuyển đổi cơ cấu, luân canh cây trồng, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh hướng dẫn, khuyến khích người dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; bố trí khung thời vụ hợp lý nhằm tăng hệ số sử dụng đất, nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.