Nhân dân tệ mất giá, dân buôn lậu sữa Trung Quốc ồ ạt tuồn hàng về Việt Nam kiếm lãi đậm
Đồng Nhân dân tệ mất giá khiến tiểu thương nhập lậu được giá rẻ, bán được lãi nhiều nên càng thi nhau nhập lậu sữa chua Trung Quốc về Việt Nam bán.
Việc nhập lậu và bán sữa chua (loại để uống) của Trung Quốc về Việt Nam đã diễn ra cả chục năm nay. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Dân trí, gần đây tình hình đồng Nhân dân tệ mất giá khiến tiểu thương nhập lậu được giá rẻ, bán được lãi nhiều hơn nên càng muốn đẩy mạnh việc nhập sữa chua lậu về Việt Nam tiêu dùng.
Đáng nói, những kẻ buôn lậu này không chỉ cố gắng bán nhiều cho người dân tại Móng Cái, mà giờ còn bắt đầu chào hàng cho các shop bán hàng online tại Hưng Yên, Hạ Long, Hải Phòng và Hà Nội.
Theo đó, ngày 2/9 vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 10 (Chi cục Quản lý thị trường Quảng Ninh) cho biết qua kiểm tra xe ô tô BKS 29H-067.97 đang lưu thông tại QL18 xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu đã phát hiện trên xe vận chuyển trái phép 170 thùng sữa chua có nguồn gốc Trung Quốc sản xuất.
Lái xe Nguyễn Văn Ngoan (Thường Tín, Hà Nội) không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc số sữa chua trên.
Theo Đội Quản lý thị trường số 10, Ngoan khai mua số sữa chua uống này ở khu vực biên giới về bán kiếm lời.
Sau đó, Đội Quản lý thị trường số 10 đã lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính chủ hàng 15 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa thực phẩm nhập lậu, và thu giữ toàn bộ số sữa trên.

Theo quan sát, tất cả những thùng, lốc sữa chua uống này đều có 100% chữ Trung Quốc, không có đăng kiểm, không có nhãn mác phụ nên thực sự không thể nắm được về thành phần cũng như chức năng của sản phẩm.
Đáng chú ý, mỗi chai sữa chua uống nhập lậu từ Trung Quốc có thể tích thực tới 500ml nhưng chỉ có giá bán 15.000 đồng. Từ đó cho thấy, giá nhập vào từ Trung Quốc còn rẻ hơn nữa và sản phẩm đang đánh vào tâm lý muốn mua hàng vừa rẻ, vừa nhiều của người tiêu dùng.

Ngoài ra, loại sữa chua nhập lậu này cũng không được cơ quan chức năng, hội người tiêu dùng đảm bảo hay chứng nhận nên sẽ là bất lợi cho người dùng nếu có vấn đề gì xảy ra.
Theo đó, khi biết được thông tin này, nhiều người đã tỏ ra bất bình và lo lắng.
“Nếu như bắt gặp chai sữa chua uống này ngoài cửa hàng, siêu thị thì tôi cũng không thể biết được đây là hàng nhập lậu, có khi vẫn chọn mua để sử dụng thì thật là quá nguy hiểm cho sức khỏe”, cô Hà Chi (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.
“Bây giờ thật giả lẫn lộn, nếu những người bán hàng không có lương tâm nói rằng loại sữa chua uống này là hàng xách tay Đài Loan, Hong Kong gì đó rồi bán với giá trên trời có khi cũng có người mua ấy chứ. Cho nên người tiêu dùng nên cân nhắc kỹ trước khi mua đồ ăn, đồ uống, không nên sính ngoại, ham đồ xách tay”, anh Văn Đức (Hà Đông, Hà Nội), chủ một siêu thị mini nói.
Theo các chuyên gia về bảo vệ người tiêu dùng, đối với những kẻ buôn lậu, lợi nhuận trước mắt luôn khiến họ quên đi sức khỏe của hàng loạt người tiêu dùng, khiến họ có thể bất chấp nguy hiểm để nhập lậu về những lô hàng gây hại đến sức khỏe của rất nhiều người dân, thậm chí, trong đó có thể có cả người thân của họ. Do đó, người tiêu dùng, những chủ shop bán hàng online nên cân nhắc kỹ trước khi mua, nhập hàng, tránh để những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Hồng Vân/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đạt hơn 21 tỷ USD, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm nay, giải ngân vốn đầu tư công được coi là một lực đẩy quan trọng. Kết thúc tháng 4, cả nước ước giải ngân vốn đầu tư công được hơn 128.000 tỷ đồng, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, so với tỷ lệ giải ngân trong 3 tháng đầu năm, tiến độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu có sự tăng tốc, bắt kịp tiến độ so với cùng kỳ năm 2024.

Doanh nghiệp Triệu Sơn nỗ lực vượt khó thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã nỗ lực, linh hoạt tìm kiếm các giải pháp duy trì, phát triển thị trường khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giữ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Thanh Hóa đón gần 1,6 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Do thời tiết thuận lợi, các loại hình du lịch đa dạng, nhiều hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức, cùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, lượng du khách đến Thanh Hóa những ngày qua đạt con số ấn tượng. Theo báo cáo nhanh của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dịp lễ này, toàn tỉnh đã đón khoảng 1,6 triệu lượt khách, tăng 5,3% so với cùng kì năm ngoái, tổng doanh thu đạt 4.170 tỷ đồng. Qua đó, khẳng định sức hút ngày càng lớn của du lịch Thanh Hoá trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Sản phẩm OCOP Thanh Hóa tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ
Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 năm nay, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tăng từ 50 - 60% trở lên so với ngày thường. Nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao cộng với lượng khách du lịch đến Thanh Hóa nhiều đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Huyện Yên Định có gần 2.000 ha cây ăn quả
Những năm qua, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển cây ăn quả quy mô lớn, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đến nay, toàn huyện có gần 2.000ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi, cam, dưa vàng, ổi...

Huyện Hoằng Hóa phát triển ngành nghề nông thôn
Những năm qua, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển các làng nghề và ngành nghề truyền thống. Qua đó, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân, góp phần cùng các địa phương hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Thanh Hóa phát triển nông nghiệp thông minh
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp thông minh. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Thu hút dòng vốn FDI chất lượng vào Việt Nam
Việt Nam được nhận định là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu khó đoán định, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần chủ động tái cấu trúc cách tiếp cận dòng vốn FDI tập trung vào chất lượng, hàm lượng công nghệ cao để trở thành trung tâm sản xuất, trung chuyển mới tại khu vực.

Đẩy nhanh tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh
Được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, trạm bơm Hoằng Khánh, Hoằng Hoá có nhiệm vụ lấy nước từ sông Mã tưới cho 18.490 ha thuộc 2 huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc. Trạm bơm đã được phê duyệt nâng cấp từ tháng 12/2024. Đến đầu tháng 5/2025, Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, đơn vị thi công chính đã hoàn thành khoảng hơn 40% khối lượng công việc so với giá trị hợp đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.