Nhân rộng các mô hình trang trại tuần hoàn không rác thải
Những năm gần đây, nhiều trang trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã áp dụng mô hình hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái không chất thải vào quá trình sản xuất. Mô hình này không những giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất đối với môi trường.
Với quy mô nuôi hơn 1000 con lợn, mỗi năm trang trại của gia đình ông Hà Thịnh Hưng, ở xã Nga An, huyện Nga Sơn phát sinh hơn 20 tấn chất thải. Để xử lý số chất thải này một cách an toàn, hợp vệ sinh, ông Hưng đã xây dựng hệ thống biogas. Toàn bộ chất thải được chuyển xuống ngâm ủ tại bể bioga, sau đó bơm lên các ao lắng, phối trộn với chế phẩm sinh học, ngâm ủ để trở thành phân bón hữu cơ.

Nguồn phân bón này được ông Hưng sử dụng để chăm sóc cho cây trồng trong trang trại, vừa có tác dụng cải tạo đất, vừa an toàn đối với môi trường.


Ông Hà Thịnh Hưng, Xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hà Thịnh Hưng, Xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ: "Hiện tại, tôi cũng mãn nguyện rồi nhưng chắc chắn còn phải học hỏi nhiều thì mới thành công được hơn nữa".
Bà Trần Thị Thắm, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Hội Làm vườn huyện Nga Sơn đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên và nông dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong sản xuất, chăn nuôi, chúng tôi vận động hội viên phải xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học và chăm bón cây trồng phải sử dụng phân hữu cơ vi sinh".

Hiện nay, trang trại tổng hợp của gia đình ông Lê Minh Tới tại xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa hoạt động theo quy trình vòng tuần hoàn không hoặc rất ít chất thải, không phải sử dụng thức ăn, phân bón công nghiệp.
Ông Tới đã sử dụng phế phẩm, chất thải từ trang trại và thu gom thêm từ một số nhà máy chế biến nông sản, sử dụng ruồi lính đen để tạo ra men vi sinh và enzym. Sau đó, sử dụng men vi sinh để tưới cho cây trồng; emzym phối trộn với rau, quả phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Sản phẩm đảm bảo an toàn, mang lại giá trị cao hơn từ 10 – 15% so với sản xuất truyền thống.


Ông Lê Minh Tới, Giám đốc HTX Công nghệ và DVNN tuần hoàn, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Minh Tới, Giám đốc HTX Công nghệ và DVNN tuần hoàn, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Khi bắt đầu làm, tôi thấy xử lý phụ phẩm nông nghiệp rất khó. Khó vì tôi học viễn thông nhưng công việc này lại thuộc lĩnh vực nông nghiệp, xử lý vi sinh nhiều, vì vậy kiến thức cơ bản về nông nghiệp ban đầu không có nên gặp nhiều khó khăn. Nhưng trong quá trình làm, tôi được các nhà khoa học và anh chị em trong cộng đồng hỗ trợ rất nhiều, trong đó có cả các giáo sư đầu ngành".
Từ những trang trại được sản xuất theo hướng tuần hoàn khép kín ban đầu, đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được khoảng 200 trang trại theo mô hình này, chiếm tỷ lệ trên 13%. Các trang trại cho thu nhập trung bình từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.


Ông Lê Ngọc Thông, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Ngọc Thông, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Chúng tôi tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, tiếp tục phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, hội viên và người sản xuất thực hiện có hiệu quả, hướng dẫn, tư vấn để xây dựng mô hình tuần hoàn đa mục tiêu, chuỗi liên kết bền vững".
Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng, mô hình trang trại tuần hoàn đã giúp người sản xuất giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.


Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.