Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.
Huyện Mường Lát hiện có trên 3.400 ha sắn, năng suất sắn bình quân từ 15 - 15,5 tấn/ha. Trong khi đó, những mô hình sắn thâm canh tại các đồn biên phòng sử dụng giống cao sản, chăm sóc, bón phân đúng quy trình kỹ thuật đạt tới 35 - 40 tấn 1 ha.

Trung tá Nguyễn Đức Thông, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Pù Nhi, huyện Mướng Lát, tỉnh Thanh Hóa
Trung tá Nguyễn Đức Thông, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Pù Nhi, huyện Mướng Lát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Do tập tục canh tác của bà con nên chưa có nhận biết nhiều về kinh tế, thông qua mô hình, tuyên truyền quy trình chăm sóc, chúng tôi mong muốn bà con có nhiều cách thực tế để áp dụng nâng cao đời sống".
Hằng năm, diện tích trồng sắn của tỉnh Thanh Hóa dao động từ 12 đến 14,5 nghìn ha, tập trung ở các huyện như: Ngọc Lặc, Như Xuân, Cẩm Thuỷ, Thường Xuân, Bá Thước, Mường Lát, Như Thanh, Thọ Xuân….Năng suất bình quân đạt từ 16 - 17 tấn/1ha, trong khi năng suất sắn bình quân của cả nước trên 20 tấn 1 ha.

Để nâng cao năng suất, sản lượng sắn, thời gian qua, Ngành Nông nghiệp, các địa phương và các Nhà máy chế biến sắn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đã phối hợp xây dựng các mô hình trồng sắn ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong lựa chọn giống, trồng và chăm sóc. Các mô hình thâm canh đều cho năng xuất cao hơn từ 1,5 - 2 lần so với diện tích sản xuất thông thường.

Tuy nhiên, hiện nay Thanh Hóa có tới gần 50% diện tích trồng sắn, tập trung ở các vùng núi cao, đồi dốc chưa được nông dân quan tâm đầu tư thâm canh nên năng suất rất thấp. Nhiều diện tích chỉ đạt 13 -14 tấn 1 ha, kéo theo năng suất sắn bình quân chung của Thanh Hóa luôn thấp hơn so với các vùng nguyên liệu khác trong cả nước.

Ông Đỗ Văn Dũng, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa
Ông Đỗ Văn Dũng, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để nâng cao năng suất, thứ nhất phải lựa chọn giống có tiềm năng, năng suất, trồng rải vụ,áp dụng các biện pháp kĩ thuật như bón phân, sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh để nâng cao sức đề kháng cho cây sắn".
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 6 nhà máy chế biến tinh bột sắn. Niên vụ 2024 - 2025, các nhà máy đặt mục tiêu chế biến khoảng 320 nghìn tấn củ, trong đó vùng nguyên liệu ở Thanh Hóa đáp ứng được khoảng 220 nghìn tấn.

Ngoài việc bao tiêu nguyên liệu cho người dân trên địa bàn, hàng năm, các công ty đều thu mua sắn tươi từ các tỉnh lân cận để phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy. Việc nhân rộng các mô hình trồng sắn thâm canh và liên kết tiêu thụ theo hợp đồng là điều kiện quan trọng để đảm bảo tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho người dân và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến, góp phần phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa.


Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá: Dấu ấn nhiệm kỳ 2020 - 2025
2020 - 2025 là một nhiệm kỳ đầy biến động và đặt ra nhiều thách thức đối với ngành điện nói chung, Công ty điện lực Thanh Hóa nói riêng. Song, Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá đã đưa ra quyết tâm chính trị cao, lãnh đạo công ty vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn vinh dự đứng trong hàng ngũ những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa và trong nhóm các đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 - 1/7
Cục Thuế vừa thông báo sẽ tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 đến 1/7/2025 để phục vụ việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Quý I/2025, người dân gửi thêm vào ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi đến cuối quý I đã xấp xỉ 15 triệu tỷ đồng, trong đó, huy động từ dân cư tiếp tục tăng mạnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.