Nhiều diện tích lúa ở huyện Nga Sơn bị ngập và hư hỏng
Do ảnh hưởng của bão số 2, trong các ngày gần đây, trên địa bàn huyện Nga Sơn đã có mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 300 đến 350 mm, gây ngập úng hơn 240 ha lúa mùa, trong có trên 149 ha bị hư hỏng, không thể khôi phục.
Cánh đồng xã Nga An, huyện Nga Sơn cho đến sáng ngày 24/7 vẫn có hơn 100 ha lúa bị ngập sâu dưới nước; nhiều diện tích đã bị thối gốc và hư hỏng hoàn toàn. Đây là vùng trũng của huyện Nga Sơn, lại nằm ngoài hệ thống bơm tiêu, nên việc tiêu thoát nước rất chậm.
Bà Trịnh Thị Hiền, Thôn 7 xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nước ngập rất sâu và mưa lớn khiến lúa mùa bị thối hết rễ và không thể chắm dặm do nước vẫn ngập, chúng tôi rất mong được quan tâm có trạm bơm tiêu để tiêu úng nước khi có mưa lớn".
Bà Mai Thị Hoài, Thôn 6 xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Chúng tôi đã cùng với chính quyền địa phương ra kiểm tra nhưng vào thời điểm mưa to và không thể thoát được nước, nên cũng không thể biết cách nào để cứu lúa, bà con rất xót xa".

Theo thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn, diện tích lúa bị ngập chủ yếu ở 5 xã là Nga An, Nga Thành, Nga Phú, Nga Điền và Nga Thái. Hiện nay mưa đã giảm, nhưng một số diện tích lúa vẫn đang bị ngập sâu. Các đơn vị thuỷ nông trên địa bàn huyện đang tập trung mở tối đa các cửa cống để tiêu úng ở những diện tích có thể, nhưng nước trong đồng rất cao và tiêu rất chậm. Hầu hết các diện tích lúa thiệt hại đều không thể gieo trồng lại do đã hết khung lịch thời vụ.

Ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Nga Sơn chúng tôi ở vùng trũng và cuối nguồn của 1 số sông nên khi mưa phải tiêu cho rất nhiều địa phương. Những ngày qua mưa lớn gây ngập úng và đã có nhiều giải pháp nhưng các diện tích lúa nằm ở vùng tự tiêu không có trạm bơm đều không thể tiêu được nước".

Ông Đặng Đình Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch và Quản lý tưới tiêu, Công ty TNHH 1 thành viên thuỷ lợi Bắc Sông Mã, tỉnh Thanh Hoá
Ông Đặng Đình Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch và Quản lý tưới tiêu, Công ty TNHH 1 thành viên thuỷ lợi Bắc Sông Mã, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đơn vị đã tập trung cán bộ cùng với các địa phương tăng cường kiểm tra thực tế và nỗ lực khơi thông tiêu úng ở những vùng có thể, nhưng ở những nơi không có trạm bơm và thuỷ triều lên cao đều rất khó tiêu úng".
Được biết, tình trạng lúa và hoa mầu bị thiệt hại do ngập lụt đã xảy ra nhiều năm trên địa bàn huyện Nga Sơn, nguyên nhân chính do hệ thống trạm bơm và kênh tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu thoát lũ khi có mưa lớn.


Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.

Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6 tới đây, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Đây là quy định tại Nghị định số 70 của Chính phủ.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.