Nhiều doanh nghiệp dệt may có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới nên ngay từ đầu năm 2025 nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã kín đơn hàng sản xuất. Các doanh nghiệp đang có kế hoạch tăng tuyển dụng lao động, mở rộng sản xuất để đáp ứng các đơn hàng.
Ngay sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Công ty TNHH dụng cụ thể thao Sunrise đã phải tăng ca sản xuất để hoàn thành đơn hàng 800 nghìn sản phẩm xuất khẩu đi thị trường Đức và Mỹ trong quý 1. Năm nay, mục tiêu của công ty là sản xuất khoảng 4 triệu sản phẩm, doanh thu trên 120 tỷ đồng. Để thực hiện mục tiêu này, theo đại diện doanh nghiệp, bên cạnh việc ổn định đơn hàng, thì nguồn lao động chính là yếu tố then chốt.

Ông Trần Văn Hợp, Giám đốc Công ty TNHH dụng cụ thể thao Sunrise, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Công ty đưa ra một số chính sách có lợi cho người lao động để cố gắng tuyển dụng mục tiêu từ giờ đến hết quý 2 để đầu quý 3 phải bổ sung thêm 300 lao động nữa, khi người lao động vào làm ở công ty những lao động mới sẽ được thưởng tiền mặt và một số chính sách như được nối thâm niên ở các công ty này làm việc và đảm bảo chế độ lương thưởng".
Còn với Công ty TNHH S&D Thanh Hoá, năm nay để đạt mục tiêu tăng trưởng từ 15 – 20%, đơn vị đã phải chuẩn bị kế hoạch mở rộng sản xuất và tuyển dụng ngay từ đầu năm. Hiện công ty cũng đã đưa ra những mức lương thưởng hấp dẫn và có thêm nhiều chính sách đãi ngộ để thu hút lao động.

Ông Lê Văn Bắc, Phó Giám đốc Công ty TNHH S&D Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Năm 2025 dự kiến tuyển từ 300 – 500 lao động. Chúng tôi đưa ra chính sách đảm bảo thu nhập tăng trưởng trên 8 triệu/người lao động, thứ 2 tất cả chế độ lương thưởng đáp ứng đầy đủ bao gồm tiền ăn ca, tiền khuyến công, xăng xe và đối với lao động mới sẽ miễn phí đào tạo đồng thời hỗ trợ thêm tiền ăn ca, đi lại".
Theo khảo sát sơ bộ của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa, có khoảng 40 doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng lao động ngay sau Tết Nguyên đán với số lượng khoảng 45.000 lao động, tập trung chủ yếu ở nhóm dệt may, da giày. Với lượng đơn hàng đã ký kết, nhiều dự báo cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp Thanh Hoá sẽ vẫn tiếp tục tăng, giúp cho thị trường lao động trên địa bàn tỉnh trở nên sôi động hơn và người lao động có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với đãi ngộ tốt.

Doanh nghiệp thép gặp khó khăn từ thị trường xuất khẩu
Theo các chuyên gia, năm 2025, ngành thép sẽ đối mặt với loạt khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo đó, việc đảm bảo và mở rộng thị trường ngày càng cấp thiết.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực ứng phó với chiến tranh thương mại
Trong 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt trên 65 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2024. Trong bối cảnh Mỹ đang có nhiều biến động chính sách thuế quan, để duy trì được tốc độ tăng trưởng, các Hiệp hội chủ lực của Việt Nam như: gỗ, dệt may, thuỷ sản phải chuẩn bị nhiều giải pháp để ổn định tình hình xuất khẩu.

Kiểm soát lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng
Chỉ số giá tiêu dùng CPI, bình quân hai tháng đầu năm, tăng trên 3,2% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng này đã nằm trong kịch bản dự tính, khi giá cả tăng cao vào tháng Tết theo quy luật, sau đó ổn định. Dù vậy từ nay tới cuối năm vẫn sẽ có nhiều sức ép, đòi hỏi Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát, nhất là khi đất nước đang đẩy mạnh các nguồn lực để tăng trưởng kinh tế.

Tạo sự bứt phá cho kinh tế tư nhân
Đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo không chỉ là động lực để thu hút đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, mà còn là tạo đà cho khu vực kinh tế trong nước phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân.

Hậu Lộc phát triển trang trại theo hình thức liên kết sản xuất với doanh nghiệp
Đến đầu tháng 3 năm 2025, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa duy trì và phát triển trên 292 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí theo Thông tư số 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Trong đó, có 94 trang trại gia cầm và lợn chăn nuôi theo hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Thanh Hóa có 7 đơn vị sản xuất nông nghiệp chuẩn hữu cơ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7 đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt được cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, với tổng diện tích sản xuất 15,46 ha.

Ngân hàng nỗ lực giảm lãi suất cho vay
Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hiện nay nhiều ngân hàng đã vào cuộc giảm lãi suất huy động, từ đó, có điều kiện giảm lãi suất cho vay ra.

Chủ động ứng phó với tác động từ các chính sách thuế quan của Mỹ
Mỹ hiện là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Việt Nam, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường này lại đang đối mặt với nhiều rủi ro từ chính sách áp đặt thuế quan. Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng phải có kế hoạch ứng phó để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phấn đấu xây dựng thành công sản phẩm nước mắm đạt Ocop 5 sao
Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 1 sản phẩm Ocop đạt chuẩn Ocop 5 sao là nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương. Cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của cấp trên, chủ thể sản xuất đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.

Hơn 33.000 hộ, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, nộp thuế trên cổng thương mại điện tử
Hiện nay, cả nước đã có hơn 33.000 hộ, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, khai thuế, nộp thuế trên Cổng thương mại điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh với số nộp gần 160 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.