Nhu cầu dăm gỗ xuất khẩu tăng
Những tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm dăm gỗ tiếp tục có tín hiệu phục hồi tích cực do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn trên thế giới có xu hướng tăng. Nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký được những đơn hàng lớn, dài hạn đến từ các thị trường chính như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 200 doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ. Theo số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, hiện các doanh nghiệp ngành gỗ đang xuất khẩu dăm gỗ sang 13 thị trường trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 92,4% tổng lượng và 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Đài Loan cũng nhập khẩu một lượng tương đối lớn dăm gỗ từ Việt Nam.
Trong khó khăn do biến động từ thị trường, các doanh nghiệp đã chủ động, linh hoạt cơ cấu lại mặt hàng, tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trong thời gian vừa rồi, những đơn hàng về gỗ tinh chế bị suy giảm, nên toàn bộ lượng gỗ khai thác ra đều được đưa vào băm dăm cả. Như vậy, có thể nói, dăm gỗ là bệ đỡ, là chỗ lui về cho các doanh nghiệp gỗ khi gặp khó khăn".
Hiện nay, lượng cung dăm gỗ từ Việt Nam chiếm trên dưới 30% tổng cung dăm toàn cầu. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dăm của Việt Nam, nói chung, tỉnh Thanh Hóa, nói riêng. Tuy nhiên, về lâu dài, để mang lại giá trị lớn cho ngành chế biến gỗ, điều quan trọng nhất là xây dựng được chuỗi giá trị, liên kết được những cơ sở chế biến gỗ hiện có và xây dựng những đầu mối chế biến gỗ lớn, chế biến tinh sâu.
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định
Năm 2024 đã đi qua ba phần tư chặng đường, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và đạt nhiều kết quả quan trọng. Dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%. Năm 2024 lạm phát ở mức 3,6%, khá thấp so với mức trần mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước.
Hiệu quả nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp
Với chính sách thiết thực, hiệu quả, chương trình cho vay phát triển sản xuất từ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá đã và đang phát huy vai trò tích cực, trở thành một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại
Ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 10/2024 đã ghi nhận quá trình phục hồi sau ảnh hưởng của bão Yagi với sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại. Đây là nội dung được nêu trong Báo cáo chỉ số Nhà quản trị mua hàng - PMI ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global.
Giá gas bán lẻ trong nước tiếp tục tăng tháng thứ tư liên tiếp
Giá gas bán lẻ tại thị trường trong nước tháng 11 tiếp tục tăng theo giá thế giới. Đây là tháng thứ tư liên tiếp giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng.
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản nhiều dự báo đạt trên 60 tỷ USD
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt hơn 5,9 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt trên 51 tỷ USD.
Kiểm soát bình ổn giá cả thị trường cuối năm
Chỉ đạo định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để sẵn sàng các biện pháp quản lý, điều hành giá, kịp thời, hiệu quả.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Xây dựng kéo dài kênh thoát nước làm mát Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn
Là một trong những công trình hạ tầng quan trọng trong Khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Xây dựng kéo dài kênh thoát nước làm mát nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn đã được khởi công xây dựng từ tháng 8/2024. Hiện chủ đầu tư và đơn vị thi công đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án vào tháng 4/2025.
Thanh Hóa phát triển chuỗi liên kết, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện có hiệu quả tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.
Khu vực doanh nghiệp nộp ngân sách hơn 11.225 tỷ đồng
Bằng nhiều giải pháp tập trung khai thác mở rộng thị trường, 10 tháng năm 2024, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng tích cực. Tổng thu nộp ngân sách của khu vực doanh nghiệp trong 10 tháng đầu đạt hơn 11.225 tỷ đồng, đạt 120,7% dự toán giao, tăng 19,3% so với cùng kỳ.
Quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp
Thời gian qua, thành phố Sầm Sơn đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.