Những cánh tay nối dài
Hòa trong dòng chảy của báo chí cách mạng, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh đã đi qua chặng đường 31 năm đầy tự hào, được đông đảo bạn đọc trong - ngoài tỉnh yêu mến và đánh giá cao, thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ của một tờ báo địa phương. Để có được tờ tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh dày dặn về nội dung, đổi mới về chất lượng và hình thức như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của Ban biên tập, còn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên gồm những cây viết trong Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, những người yêu văn học nghệ thuật trong tỉnh và cả các nhà văn, nhà thơ, nhà báo… từ mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài.
Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh tiếng nói của Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa chính thức được Bộ Văn hóa cấp phép hoạt động thường xuyên từ năm 1994, dù thực tế trước đó 20 năm (1974) nó đã có mặt trong đời sống văn nghệ tỉnh nhà dưới hình thức Tạp chí Văn nghệ Thanh Hóa và xa hơn nữa là hành trình của các tập san: Người bạn văn hóa, Bạn đường, Hành trình… chưa có điều kiện xuất bản định kỳ. Sau hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, tạp chí đã có những bước chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ, không chỉ đẹp, hiện đại trong hình thức trình bày mà còn hấp dẫn trên từng trang nội dung, ghi dấu ấn trong lòng độc giả, được giới chuyên môn đánh giá cao.

Những kết quả ấy là "trái ngọt" từ sự nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, biên tập viên, nhân viên của Tạp chí qua các thời kỳ. Đặc biệt, chính tình cảm yêu mến, đón nhận và nhiệt tình cộng tác của các cộng tác viên trong và ngoài tỉnh đã làm nên "linh hồn", "sức sống" bền bỉ của tạp chí.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, đội ngũ lãnh đạo cũng như biên tập của tạp chí đều thống nhất rằng chất lượng cộng tác viên là nhân tố quyết định sự hấp dẫn của một tạp chí. Một tạp chí muốn khẳng định uy tín, thương hiệu, có sức thu hút mọi tầng lớp bạn đọc trong xã hội thì phải có lực lượng cộng tác viên đa dạng, đủ rộng, có chuyên môn sâu, nắm bắt kịp thời được sự biến đổi không ngừng của thời đại. Một tạp chí thu hút được nhiều cộng tác viên giỏi, tạp chí ấy sẽ thành công.
Nhà phê bình lý luận Thi Lan, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh
Nhiều năm qua, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh là một trong số ít các Tạp chí VHNT địa phương tổ chức tốt các diễn đàn, hội nghị cộng tác viên, trại sáng tác và các cuộc thi. Từ các hoạt động này, Tạp chí đã phát hiện, bồi dưỡng, "chắp cánh" cho nhiều tài năng văn học trẻ đến gần hơn với bạn đọc và xây dựng, bổ sung "nguồn" kế cận cho Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa. Tạp chí cũng tạo ra nhiều sân chơi cho CTV bằng việc tổ chức các cuộc thi viết với chủ đề đa dạng, mang đậm hơi thở cuộc sống, gắn chặt với nhiệm vụ chính trị của tỉnh như: Xây dựng Đảng, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng Nông thôn mới; Bộ đội Biên phòng; vẻ đẹp đất và người xứ Thanh; những bước phát triển của quê hương, đất nước; những bước chuyển mình của đời sống xã hội giữa nhịp sống hiện đại;...

Từ việc nhận diện được tầm quan trọng của đội ngũ cộng tác viên, ban biên tập tạp chí luôn tạo điều kiện tốt nhất để các cộng tác viên có cơ hội gặp gỡ, trao đổi ý tưởng sáng tác, nâng cao chất lượng tác phẩm. Những cuộc họp mặt cộng tác viên tạp chí đã trở thành ngày hội được mong chờ của nhiều cộng tác viên.
Cũng tại những cuộc gặp gỡ cộng tác viên, tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh sẽ tạo ra được nhiều sân chơi rộng lớn hơn, thu hút nhiều cộng tác viên, uy tín và danh tiếng của Tạp chí cũng từ đó mà lan tỏa rộng rãi hơn. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất và lượng, thương hiệu và uy tín của Tạp chí.

Không chỉ họp mặt, tri ân, tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh còn thường xuyên tổ chức những cuộc đi thực tế, điền dã, thể hiện sự coi trọng và tôn vinh cộng tác viên. Bởi hơn ai hết, Ban biên tập tạp chí hiểu rõ vai trò của các văn nghệ sĩ với việc cung cấp những tác phẩm mới làm phong phú, mới mẻ hơn đời sống văn nghệ tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời các nhà văn, thơ, lý luận – phê bình, nhiếp ảnh, điện ảnh, kiến trúc, mỹ thuật, âm nhạc… còn mang bản sắc văn hóa xứ Thanh đến với độc giả, khán giả trong nước và nước ngoài.
Với hơn 30 năm phát triển, đến nay lực lượng cộng tác viên thường xuyên của tạp chí ngày càng đông đảo, mối quan hệ gắn kết đượm hơn và chính nhờ các cộng tác viên cũ mà nhân lên các cộng tác viên mới.

Cộng tác viên góp phần tạo nên diện mạo của một tờ tạp chí, hay nói cách khác, cộng tác viên chính là những cánh tay nối dài làm nên đời sống thực sự của tạp chí. Phát triển lực lượng cộng tác viên là cách kết nối tình yêu văn chương để nâng tầm một tờ tạp chí. Cộng tác viên là người cống hiến tác phẩm bằng sự thúc bách lòng mình và vì yêu quý tạp chí; cũng là người cung cấp nguồn thông tin trên diện rộng, giúp cho việc chỉ đạo của Ban Biên tập sát thực tế. Bên cạnh công tác chuyên môn, cộng tác bài vở, lực lượng cộng tác viên còn góp sức vào việc phát hành rộng rãi tạp chí, tạo ra tiếng vang và sức lan tỏa ngày càng mạnh mẽ, làm nên diện mạo, uy tín, giá trị, sức sống cho Văn nghệ Xứ Thanh.

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.